Mới đây, đồng chí Lê Thanh Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, Trưởng ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung có đề án gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất mô hình tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển vùng duyên hải miền Trung và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển.
Mới đây, đồng chí Lê Thanh Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, Trưởng ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung có đề án gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất mô hình tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển vùng duyên hải miền Trung và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển.

Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung được thành lập từ tháng 7/2011, tại thành phố Đà nẵng trên cơ sở sáng kiến và tinh thần tự nguyện, đồng thuận của lãnh đạo chủ chốt (Bí thư và Chủ tịch) của 7 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa). Đến tháng 8/2012, bổ sung thêm 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Sau hơn 5 năm thực hiện, Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung đã phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện các hoạt động liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung và đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước đi vào chiều sâu, từng lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nổi bật là trên lĩnh vực liên kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư; phát triển thủy sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phối hợp nghiên cứu cơ chế, chính sách cho các tỉnh… Những kết quả đạt được đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng nói riêng và cho toàn khu vực nói chung. Tuy nhiên, việc liên kết kinh tế giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực chưa tạo được lực đủ mạnh để “gắn kết”; Ban Điều phối chỉ mới cung cấp một hình mẫu gợi ý về thể chế phát triển vùng ở Việt Nam, chưa định hình chắc chắn, sự hỗ trợ bằng các thể chế và chính sách. Điều này dẫn đến các hoạt động liên kết phát triển còn mang tính hình thức, thiếu thống nhất.

Để hoàn thiện cơ chế điều phối, nâng cao vị trí, vai trò của Ban Điều phối vùng trong việc tham gia các chủ trương, chính sách phát triển vùng và định hướng phát triển các địa phương trong vùng. Đồng thời, sớm triển khai xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực nhằm xác định các mục tiêu trọng điểm, các dự án cần ưu tiên đầu tư để phát triển vùng và từng địa phương; sự hỗ trợ thu hút đầu tư của Chính phủ đối với từng địa phương, tránh sự chồng chéo…, Ban Điều phối đề xuất với Bộ Chính trị và Ban Bí thư một số chính sách, cơ chế nhằm tạo bước phát triển đột phá cho cả vùng duyên hải miền Trung.

Thứ nhất, là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung nghiên cứu vận dụng các quy định liên quan đến hình thức đối tác công - tư (PPP) nhằm cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư xây dựng kết nối đường cao tốc xuyên vùng. Trên cơ sở quy hoạch của Bộ Giao thông và Vận tải về đường cao tốc Bắc - Nam, các địa phương liên kết hợp tác kêu gọi đầu tư, chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, phân đoạn dự án đầu tư. Các đoạn Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng; Quảng Ngãi - Quy Nhơn; Quy Nhơn - Nha Trang và Nha Trang - Phan Thiết, mỗi dự án có chiều dài khoảng 70 - 100km, thực hiện theo hình thức PPP.

Thứ hai, là chính sách và cơ chế khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch Vùng. Du lịch biển đảo gắn với lịch sử văn hóa là thế mạnh của vùng duyên hải miền Trung. Tuy nhiên cho đến nay, mỗi địa phương tự làm theo cách của mình mà chưa có sự liên kết, chưa có chính sách phát triển đồng bộ và sự phối hợp trong quản lý nhà nước… Do đó, trong đề án đề nghị Tổng cục Du lịch với vai trò là “nhạc trưởng” cùng với các địa phương trong vùng có tiềm năng du lịch xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chung, đưa hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp, khắc phục các yếu kém hiện nay, hướng đến mục tiêu cạnh tranh giành vị thế tương xứng trên thị trường khu vực.

Thứ ba, là chính sách ưu đãi đầu tư phải đủ mạnh, tạo làn sóng đầu tư mạnh mẽ cho cả Vùng. Chính sách này nên tập trung vào giá thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề xuất chính sách toàn diện hơn như đối với ngành công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp; khai thác năng lượng mặt trời, năng lượng gió…; dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ; chính sách đất đai; chính sách thu nhập cá nhân cho các chuyên gia…

Thứ tư, là chính sách đồng bộ nhằm giải quyết sự tồn tại lâu đời vấn đề của “làng chài”. Đây là thế mạnh của miền Trung, nhưng cũng là vấn đề đang đặt ra trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, hội nhập với thị trường thế giới và nâng cao chất lượng sống của ngư dân. Do đó, cần có chính sách tương đối toàn diện và đồng bộ trong quá trình tái cơ cấu ngành ngư nghiệp như quy hoạch các “cụm liên kết ngư - công nghiệp - thương mại”, các khu dân cư; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư phương tiện đánh bắt, bảo vệ môi trường biển…

Thứ năm, là mở rộng phân cấp, phân quyền cho địa phương như tạo điều kiện và khuyến khích các địa phương xây dựng nền hành chính phục vụ, cung cấp dịch vụ công; cơ chế khoán quỹ lương hành chính; cơ chế tự chủ trong việc trả thu nhập để thu hút nhân tài; cơ chế luân chuyển cán bộ trong phạm vi vùng…

Thứ sáu, là nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội của Vùng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, mỗi địa phương trong Vùng đều được duyệt quy hoạch kinh tế - xã hội ít nhất đến năm 2020 và nhiều đô thị trong Vùng cũng được quy hoạch xây dựng đô thị đến năm 2025 - 2030… Tuy nhiên, quy hoạch vẫn trên cơ sở cơ cấu kinh tế địa phương, chưa tiếp cận theo đặc điểm vùng. Do đó, kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ kinh phí, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với BCĐ vùng tổ chức nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung cho toàn Vùng, làm cơ sở phối hợp thu hút đầu tư.

Theo đó, đề án kiến nghị với Bộ Chính trị và Ban Bí thư thống nhất chủ trương và giao cho Đảng đoàn Quốc hội ban hành nghị quyết chấp thuận một số cơ chế chính sách thúc đẩy sự phát triển của vùng duyên hải miền Trung; Ban Cán sự Đảng Chính phủ có quyết định công nhận BCĐ vùng duyên hải miền Trung (thay thế Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung), kèm theo điều lệ, nhân sự và tổ chức; chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với BCĐ Vùng nghiên cứu xây dựng một số cơ chế, chính sách với 6 nhóm đề xuất trong đề án.
Hải Anh
Mới đây, đồng chí Lê Thanh Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, Trưởng ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung có đề án gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất mô hình tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển vùng duyên hải miền Trung và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển. Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung được thành lập từ tháng 7/2011, tại thành phố Đà nẵng trên cơ sở sáng kiến và tinh thần tự nguyện, đồng thuận của lãnh đạo chủ chốt (Bí thư và Chủ tịch) của 7 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa). Đến tháng 8/2012, b

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn