60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc

Cách đây tròn 60 năm, ngày 23-7-1959, trong chuyến tham quan mỏ dầu ở Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan (thuộc Liên Xô trước đây) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Việt Nam có dầu và đề nghị bạn sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu. 60 năm qua, thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân ngành dầu khí Việt Nam đã nỗ lực, bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc.
60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc
60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc

Cách đây tròn 60 năm, ngày 23-7-1959, trong chuyến tham quan mỏ dầu ở Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan (thuộc Liên Xô trước đây) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Việt Nam có dầu và đề nghị bạn sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu. 60 năm qua, thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân ngành dầu khí Việt Nam đã nỗ lực, bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc.

Viên gạch đầu tiên đặt nền móng ngành dầu khí Việt Nam

Kỹ sư Nguyễn Hiệp, Trưởng ban Liên lạc hưu trí ngành dầu khí Việt Nam, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam-PVN) đã ngoài 80 tuổi nhưng còn khỏe và rất minh mẫn. Ông cho chúng tôi xem bức ảnh chụp Bác Hồ thăm nước Cộng hòa Azerbaijan (thuộc Liên Xô trước đây) và tham quan vùng mỏ dầu ở Baku ngày 23-7-1959. Người phụ nữ Việt Nam đứng cạnh Bác Hồ trong bức ảnh là bà Phạm Thị Xuân Phương, cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô lúc đó.

Kỹ sư Nguyễn Hiệp đã gặp bà Xuân Phương và nghe bà kể lại cuộc nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các kỹ sư và công nhân dầu khí nước bạn. Bác nói: “Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có nhiều biển, nhất định sẽ có dầu, nhưng đang có chiến tranh, chưa làm được. Tôi hy vọng và tin rằng sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu rồi giúp chúng tôi khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Baku...”.

60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh tham quan vùng mỏ dầu ở Baku nước Cộng hòa Azerbaijan ngày 23-7-1959. Ảnh: TƯ LIỆU

60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc

Khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ.

Kỹ sư Nguyễn Hiệp cho rằng, ý tưởng của Bác Hồ lúc đó là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ngành dầu khí Việt Nam bởi lẽ cho đến thời điểm ấy (năm 1959), khái niệm dầu mỏ vẫn còn xa lạ với người Việt Nam. Tuy từ cuối thế kỷ thứ 19, ngay sau khi chính quyền thực dân Pháp thống trị Đông Dương, họ đã quan tâm đến việc điều tra tìm kiếm thăm dò các loại khoáng sản như, than, sắt… và dầu mỏ. Họ đã thành công trong việc khai thác một số mỏ than và kim loại, song về dầu khí họ chỉ phát hiện được một số vết lộ dầu ở núi Lịch (Yên Bái), đầm Thị Nại (Quy Nhơn, Bình Định).

Ngay sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Liên Xô đã cử chuyên gia địa chất dầu khí S.K. Kitovanisang sang Việt Nam, cùng với cán bộ địa chất Việt Nam tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa để hoàn thành báo cáo “Triển vọng dầu khí nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Trên cơ sở báo cáo này, ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất Việt Nam quyết định thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa 36, đây chính là đơn vị tổ chức đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ cụ thể là tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Sau này Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 27-11 hằng năm là Ngày truyền thống dầu khí Việt Nam. Kỹ sư Nguyễn Hiệp là một trong những kỹ sư đầu tiên của Đoàn Thăm dò dầu lửa 36.

Đoàn Thăm dò dầu lửa 36 sau này phát triển thành Liên đoàn địa chất 36, với sự giúp đỡ của Liên Xô, đã tiến hành tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên toàn miền Bắc và chủ yếu tập trung khoan thăm dò ở Đồng bằng sông Hồng. Tháng 3-1975 đã phát hiện các vỉa khí thiên nhiên có giá trị công nghiệp tại giếng khoan 61 Tiền Hải, Thái Bình. Đây có thể coi là đứa con đầu lòng của ngành dầu khí Việt Nam.

Dấu ấn của Bộ đội Cụ Hồ với ngành dầu khí

Tại cuộc Tọa đàm kỷ niệm 60 năm ngành dầu khí thực hiện ý nguyện của Bác Hồ do Hội Cựu chiến binh (CCB) PVN tổ chức tại Cà Mau mới đây, nhiều đại biểu đã khằng định dấu ấn của Bộ đội Cụ Hồ với ngành dầu khí. Đồng chí Trần Ngọc Dũng, Phó chủ tịch phụ trách Hội CCB PVN cho biết: “Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để tạo động lực phát triển cho đất nước, một yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được một ngành công nghiệp khai thác dầu khí, thực hiện theo mong ước của Bác Hồ. Nhiệm vụ nặng nề này được Đảng và Nhà nước ta giao cho quân đội".

Năm 1976, Chính phủ đã bổ nhiệm Thiếu tướng Đinh Đức Thiện (sau này là Thượng tướng), Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) làm Bộ trưởng phụ trách dầu khí.

Từ khoảng năm 1977 đến 1981, đã có rất nhiều cán bộ quân đội được điều sang ngành dầu khí, tiêu biểu là: Trung tướng Nguyễn Hòa, Tư lệnh Quân đoàn 1 chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí; Thiếu tướng Tô Ký, Chính ủy-Tư lệnh Quân khu 3 được điều sang làm phái viên Bộ trưởng phụ trách dầu khí ở miền Nam; Đại tá Đặng Quốc Tuyển, Phó chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng Kinh tế (Bộ Quốc phòng) kiêm Tư lệnh Binh đoàn 14 chuyển sang làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí, phụ trách mảng cán bộ và đời sống; Đại tá Phạm Văn Diêu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng Kinh tế (Bộ Quốc phòng) sang làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí phụ trách về xây dựng công trình ngầm, cảng biển; Đại tá Phan Tử Quang, Cục trưởng Cục Xăng dầu (Tổng cục Hậu cần) chuyển sang làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí phụ trách về xây dựng và lao động ...

Ngày 11-7-1980, Binh đoàn Dầu khí được thành lập. Binh đoàn có phiên hiệu là 318 với nòng cốt là các đơn vị quân đội: Sư đoàn 318, Sư đoàn 336, Trung đoàn 526 , Trung đoàn 693, Bệnh viện 264...

Thiếu tá Phạm Hữu Chức, nguyên Phó chính ủy Trung đoàn 693 nhớ lại: Lúc đó những người làm công tác tư tưởng như đồng chí phải luôn xuống từng trung đội để động viên cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn. Đồng chí thường nói với anh em: “Công việc vất vả ngày hôm nay là để góp phần chiến thắng nghèo đói, xây dựng đất nước ngày mai đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Vì thế, các đồng chí phải nỗ lực vượt qua khó khăn”. Ý chí đã giúp người chiến sĩ vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời chiến, lại một lần nữa là điểm tựa để họ vượt qua những gian khổ lúc dựng xây đất nước...

Đồng chí Trần Ngọc Dũng, Phó chủ tịch phụ trách Hội CCB Tập đoàn PVN thổ lộ: “Trong Tập đoàn PVN hiện nay vẫn còn hơn 4.000 người là CCB và cựu quân nhân. Vì thế, cái chất bộ đội trong ngành dầu khí vẫn còn rất đậm. Mỗi khi gặp gian khó, thử thách, cái chất bộ đội mới thể hiện rõ nhất giá trị của mình. Bao hàm trong cái chất ấy chính là tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, chịu khó, chịu khổ, sáng tạo, quyết đoán, can trường, sẵn sàng hy sinh cái riêng vì mục tiêu chung”.

“Thắng không kiêu, bại không nản...”

Chúng tôi đến thăm Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau vào đúng dịp ngành dầu khí kỷ niệm 60 thực hiện ý nguyện của Bác Hồ: Tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc. Cả vùng đất cực nam của Tổ quốc như bừng thêm sắc mới khi hàng loạt panô, áp phích, cờ hoa, khẩu hiệu tuyên truyền về sự kiện này. Trên nét mặt của người công nhân ngành dầu khí cũng có thêm những niềm vui khi sản lượng điện, sản lượng phân bón tăng ổn định, đời sống của người lao động được cải thiện. CCB Nguyễn Ngọc Đông, công nhân Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau tâm sự: "Ngành dầu khí có những lúc thăng trầm. Chúng tôi vừa đi qua thời kỳ khó khăn, nhưng chúng tôi luôn quan niệm phải thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “thắng không kiêu, bại không nản...”, quyết tâm thực hiện tốt ý nguyện của Bác Hồ".

60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc

Nhà máy Đạm Cà Mau.

60 năm bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc

Nhà máy Điện Cà Mau.

Đồng chí Đinh Văn Sơn, Thành viên Hội đồng thành viên PVN cho rằng: Từ ý nguyện của Bác, trải qua 60 năm, nhìn lại chặng đường đã qua, ngành dầu khí mà chủ lực là PVN trong các bước ngoặt lịch sử đều có dấu ấn và sự chỉ đạo thành công của Đảng, Chính phủ, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Những người lao động dầu khí qua các thời kỳ, với lòng say mê và khát vọng vươn lên, đã làm việc bền bỉ, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Từng giai đoạn, PVN luôn đóng góp trung bình 10-20% ngân sách Nhà nước. Tập đoàn đã tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là “đầu tàu” kinh tế của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào giữ gìn, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Chỉ tính riêng từ khi bắt đầu hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế năm 2006, tổng tài sản của PVN ước gần 147 nghìn tỷ đồng, thì đến ngày 30-6-2019, con số này tăng 5,6 lần đạt hơn 829,2 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu từ hơn 98.000 tỷ đồng năm 2006, đã đạt hơn 466.000 tỷ đồng năm 2019, tăng 4,75 lần.

Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chiến lược phát triển của ngành dầu khí: Ngày 7-7-1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2000; ngày 19-1-2006, Bộ Chính trị có Kết luận số 41-KL/TW và ngày 9-3-2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Ngày 23-7-2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 với trọng tâm là: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; trong đó tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, cần phải được quan tâm chú trọng, cần phải tăng cường đầu tư phát triển không chỉ ở trong nước mà vươn ra nước ngoài. Nghị quyết đã mở ra vận hội mới cho sự phát triển của PVN, động lực lớn lao đối với niềm tin và khát vọng của mỗi người dầu khí. Hiện nay, PVN tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử theo ý nguyện của Bác Hồ-hoàn chỉnh và hiện đại hóa chuỗi công nghệ dầu khí, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến phát triển công nghiệp khí-công nghiệp điện, chế biến và dịch vụ dầu khí.

Theo qdnd.vn
Cách đây tròn 60 năm, ngày 23-7-1959, trong chuyến tham quan mỏ dầu ở Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan (thuộc Liên Xô trước đây) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Việt Nam có dầu và đề nghị bạn sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu. 60 năm qua, thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân ngành dầu khí Việt Nam đã nỗ lực, bền bỉ tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc. Viên gạch đầu tiên đặt nền móng ngành dầu khí Việt Nam Kỹ sư Nguyễn Hiệp, Trưởng ban Liên lạc hưu trí ngành dầu khí Việt Nam, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam-PVN) đã ngoài 80 tuổi nhưng còn khỏ

Tin khác cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa: 3 năm liên tiếp được vinh danh Top 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings: Đề xuất ý tưởng đầu tư tại Nha Trang và Ninh Hòa
Cam kết lộ trình giải ngân vốn đầu tư công
Khánh Hòa đón đoàn khách đầu tiên xông đất Tết Nhâm Dần 2022
Để kinh tế biển Khánh Hòa phát triển xứng tầm
Tiềm năng nuôi thương phẩm cá chạch lấu

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang