Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính là một biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LIÊM VÀ CHÍNH ĐỂ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Theo Hồ Chí Minh, “để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên”(16). Tuyên truyền, giáo dục cho cả cán bộ và nhân dân. Bởi vì, “nếu nhân dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hóa ra Liêm”(17).

Kiểm soát rất cần thiết và quan trọng trong thực hành đức Liêm. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn có sự kiểm soát đúng thì phải có quần chúng giúp mới được”(18). Kiểm soát phải kết hợp cả trên xuống, tức người lãnh đạo kiểm soát kết quả công việc cán bộ mình và từ dưới lên, tức “quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”(19).

Nói đến thực hành Liêm và Chính là nói đến tầm ứng xử văn hóa - đạo đức ở cấp độ cao, bởi nhờ văn hóa và chỉ con người có văn hóa thì mới có được những hành vi và ứng xử có giá trị. Liêm  Chính là đỉnh cao và biểu hiện đẹp đẽ nhất của văn hóa vì nó thể hiện sự hiểu biết làm người, hiểu biết xử sự, xử thế đối với bản thân, gia đình và xã hội mà lõi cốt là phá cái ác đổi ra cái thiện.

Cùng với “pháp luật phải thẳng thay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gi”(20), thì “tự mình” là biện pháp quan trọng nhất để thực hành Liêm và Chính. Bởi vì “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”(21). Tự mình không chỉ biết thực hành Liêm và Chính mà còn phải biết trọng Liêm sỉ, giữ danh dự, “tự mình phải gây ra cái pháp luật để trị mình”, phải có “tòa án lương tâm trong bụng”(22). Một khi cán bộ, đảng viên không còn tính Liêm sỉ, “ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”(23)Liêm sỉ là không làm những điều đáng xấu hổ: “Tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”(24). Cần, Kiệm, Liêm, Chính là đạo đức “đối với tự mình”, nên sự tự giác, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện của mỗi người có ý nghĩa quyết định.

Cán bộ phải biết mình trong mối quan hệ với nhân dân là điều kiện cần để thực hành Liêm và Chính. Phải biết quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, nhân dân ủy thác quyền hành cho mình để phục vụ dân. Vì vậy “làm cán bộ là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”(25); “lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”(26). Ngược lại, nếu nghĩ rằng quyền hành là của mình thì dễ làm bậy.

Cần phải nhận thức khoa học rằng, người thiếu lương tâm mà không có quyền thì không thể thực hiện hành vi tham nhũng. Nhân dân hạng kém cũng chỉ tham ô, không thể tham nhũng vì không có quyền. Cán bộ có quyền mà có đạo đức, có lương tâm không bao giờ tham nhũng, tiêu cực. Đảng ta chiến đấu hy sinh 15 năm mới trở thành Đảng cầm quyền và cán bộ, đảng viên trong công sở so với nhân dân “đều có nhiều hoặc ít quyền hành”(27) “cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ”(28). Sự hư hỏng của cán bộ không phải nằm ở quyền mà ở chỗ có quyền mà “không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”(29). “Có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”(30).

Cán bộ không có đạo đức thường hay tham địa vị, danh lợi, thích “quan” chủ mà không thích dân chủ. Khi có địa vị mà không có đạo đức rất dễ hư hỏng. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải nâng cao nhận thức, làm đúng bổn phận, trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Họ phải là những người thể hiện rõ nhất tính tiền phong, gương mẫu trong việc giữ mình trong sạch, tạo sức đề kháng chống mọi thứ vi trùng độc do chủ nghĩa cá nhân sinh ra như ích kỷ vụ lợi, tham nhũng, tham ô, tham tiền tài, địa vị. Với văn hóa phương Đông, một tấm gương sống có giá trị hơn một tram bài diễn văn tuyên truyền, “cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân”(31).

Cán bộ, đảng viên phải ghi tạc, “nằm lòng” về mối quan hệ giữa quyền hành và đạo đức: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”(32).

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LIÊM VÀ CHÍNH TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC HIỆN NAY

Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính hay nói đầy đủ là Liêm khiết và Chính trực là hai đức rõ ràng, nên khi triển khai phải bảo đảm cả đức Liêm và đức Chính. Hiện nay có chỗ ghép Liêm với Chính thành một chuẩn mực đạo đức Liêm chính, hiểu theo nghĩa trong sạch, không tham nhũng là không đầy đủ. Tách từng đức Liêm và Chính còn có ý nghĩa ở chỗ xây Liêm thì phải chống bất liêm; xây Chính thì phải chống bất chính. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực”(33).

Hai , các văn kiện của Đảng, đặc biệt Đại hội XIII nhấn mạnh rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí. Văn kiện Đại hội nói đến “chống tha hóa quyền lực”(34). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói “tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực”(35). Cả hai ý này là một cách trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người chỉ rõ quyền lực là cần thiết, ở nơi dân, do dân ủy thác, nên cán bộ phải gắng sức làm phục vụ nhân dân, để khỏi phụ lòng tin của nhân dân. Quyền hành không có tội. Vấn đề ở chỗ cán bộ có quyền mà không có đạo đức, thiếu lương tâm là dễ trở nên hủ bại. Đây là một điểm nhấn trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay khi tham nhũng quyền lực là tham nhũng gốc.

Phải kiểm soát quyền lực như Hồ Chí Minh chỉ ra và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về “lồng” cơ chế để “nhốt” quyền lực, bảo đảm quyền lực vận hành đúng không bị tha hóa. “Lồng” cơ chế bằng các quy định, kiểm tra, giám sát, trách nhiệm giải trình, v.v.. là cần thiết, quan trọng, nhưng phải đặc biệt chú trọng “lồng” cơ chế dân chủ. Phát huy dân chủ thật sự trong Đảng và xã hội là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Ba là, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII, Quy định 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 hệ thống hóa các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, được hiểu là đạo đức và tư cách mà mỗi cán bộ, đảng viên phải có, phải giữ cho đúng, phải theo, phải thực hiện theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, không có thì không còn là cán bộ, đảng viên. Đây là gốc, là sức mạnh của người gánh nặng đường xa; là “vốn” của Đảng. Vun bồi đạo đức là vun gốc để cây khỏi héo; “có vốn mới làm ra lãi”(36). Điều 3 của Quy định 144-QĐ/TW ghi rõ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư là trở về đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bốn là, quy định, quy chế là cần thiết nhưng chưa đủ. Phải có biện pháp “hai chân” - quy định, cơ chế và con người. Như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, điều có ý nghĩa quan trọng nhất trong thực hành Liêm và Chính là vấn đề con người. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại: “Cuối cùng, xét tới ngọn ngành mọi sự trên đời này đều là vấn đề con người, do con người, vì con người mà ra”(37). Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên thì cán bộ chiến lược, nhất là người đứng đầu là tầng lớp “tinh hoa” của đất nước. Vì vậy phải tránh tình trạng: “Chân mình còn lấm bê bê/Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”; “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”; “Cấp trên ở chẳng chính ngôi/ Cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào!”(38).

Cùng với quy định, cơ chế, cán bộ, đảng viên tự giác rèn luyện, tu thân chính tâm, tự soi, tự sửa, tự vượt lên chính mình, phải chiến thắng lòng tà trong mình, giữ liêm sỉ, trọng danh dự là biện pháp có ý nghĩa quyết định nhất trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay./. 

PGS. TS. BÙI ĐÌNH PHONG

_____________________

(1) (4) (5) (6) (7) (9) (10) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (20) (23) (24) (28) (30) (31) (36) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.6, tr.129, 117, 117, 127, 126, 126-127, 129, 129, 130, 130, 131, 127, 127, 127, 127, 127, 127, 127, 127, 356.

(2) (8) (11) (18) (19) (21) (27) (29) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.116, 292, 123, 325, 328, 281, 122, 122.

(3) Trong các bài viết, bài nói Hồ Chí Minh không dùng “chuẩn mực”, mà dùng “điều”, “đức”, “đạo đức cách mạng”

(22) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.7-8.

(25) (26) (32) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.670, 292, 622.

(33) (35) (37) (38) Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2023, tr.44, 15, 51, 45.

(34) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2021, t.I, tr.198.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LIÊM VÀ CHÍNH ĐỂ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Theo Hồ Chí Minh, “để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên”(16). Tuyên truyền, giáo dục cho cả cán bộ và nhân dân. Bởi vì, “nếu nhân dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hóa ra Liêm”(17). Kiểm soát rất cần thiết và quan trọng trong thực hành đức Liêm. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn có sự kiểm soát đúng thì phải có quần chúng giúp mới được”(18). Kiểm soát phải kết hợp c

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn