Xuyên suốt tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tình yêu thương con người, trong đó có thể cảm nhận thấy sự yêu thương nồng nàn, da diết đối với quê hương, dân tộc, tình yêu bao la đối với nhân loại.

Tình yêu dân tộc và tình yêu nhân loại: nội dung bao trùm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Tình yêu dân tộc và tình yêu nhân loại: nội dung bao trùm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi các cụ già khi về thăm Pác Bó (Xuân Tân Sửu 1961). Ảnh: Tư liệu

Về tình yêu thương vô bờ bến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Nhân dân, dân tộc Việt Nam là sự thấu hiểu, cảm thông với nỗi thống khổ của người dân bị áp bức, bóc lột bởi ách thực dân, đế quốc. Mặt khác, Người chủ trương phải tìm con đường cứu nước đúng đắn, kiên quyết chiến đấu nhằm giải phóng hết thảy giai cấp cần lao thoát khỏi ách nô lệ. Khi có độc lập, tự do, làm chủ nước nhà rồi thì phải làm sao cho Nhân dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [1].

Hết lòng chăm lo đến đời sống Nhân dân, nhưng không được coi đó là sự ban ơn, đó là sự khác biệt giữa một lãnh tụ của Nhân dân với các vua chúa phong kiến và “các ông quan cách mạng”. Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, tình yêu thương Nhân dân bao giờ cũng gắn liền với tấm lòng vị tha và thái độ quý trọng con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên phải thương yêu, quý trọng Nhân dân. Người phê phán nghiêm khắc thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền của các “ông quan cách mạng”. Trong 6 điều Người dạy Công an nhân dân có điều: Đối với Nhân dân phải kính trọng lễ phép. Bác biểu thị lòng tôn trọng Nhân dân qua lối ứng xử mà qua đó người ta thấy được cần nâng cao tâm hồn và phẩm giá con người, làm cho mỗi người tự tin ở bản thân mình, ngẩng cao đầu chứ không khom lưng uốn gối. Bản tính khoan dung, nhân hậu, vị tha, sự khiêm nhường, nếp sống giản dị thực chất đã nâng cao giá trị nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình yêu và sự bao dung là hai nội dung không thể tách rời. Bởi theo Người, mỗi cá nhân chỉ có thể tồn tại, phát triển được trong vòng tay che chở, đùm bọc của tập thể, cộng đồng. Nhưng mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cộng đồng đều có ưu, khuyết điểm, mặt tốt, mặt còn tồn tại… Nếu chúng ta có lòng nhân ái, bao dung, trân trọng cái thiện dù nhỏ nhất ở bên trong mỗi con người thì có thể quy tụ được rộng rãi lực lượng tham gia xây dựng đất nước. Ngược lại, nếu không có sự bao dung độ lượng, sẽ vô tình lại đẩy đồng bào mình vào vòng tội lỗi và sự nghiệp cách mạng cũng khó khăn hơn. Người viết: “Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và Nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện trong con người nảy nở dể đầy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” [2]. Bằng thái độ nâng niu, khuyến khích cái thiện, bao dung trên cơ sở “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” với những người phạm sai lầm, “không đánh người chạy lại”, đồng thời trân trọng, ghi nhận những việc làm tốt dù là nhỏ bé, Người đã khẳng định một chân lý, con người ai cũng có thể tiếp cận đến đỉnh cao của khoa học, sự nghiệp và vươn tới Chân - Thiện - Mỹ nếu họ có cơ hội và được tạo cơ hội.

Có thể thấy, thình yêu, lòng nhân ái, sự khoan dung của Hồ Chí Minh đối với đồng bào ta, dân tộc ta là vô bờ bến. Tình yêu thương của Người có chỗ cho tất cả: Từ các vĩ nhân, anh hùng dân tộc đến những người bình thường; từ những người ưu tú nhất đến những người phạm sai lầm nhưng biết hướng thiện; từ đồng bào các dân tộc miền núi đến miền xuôi… Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dìu dắt, động viên tất cả mọi người tiến lên phía trước, sửa lỗi, tu dưỡng ngày càng hoàn thiện mình hơn. Tình yêu và lòng hướng thiện, nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hướng tới mục tiêu vì con người, vì sự tiến bộ của con người. Với tấm lòng yêu thương rộng mở đó, Người đã cổ vũ, nâng đỡ con người, giúp cán bộ, đảng viên nhận ra, sửa chữa sai lầm, hướng thiện, phục thiện. Tất cả đều nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, hoà hợp dân tộc, quy tụ các dân tộc lại trong một thế giới hoà bình, nhân ái.

Không chỉ dừng lại ở tình yêu dân tộc, yêu đồng bào mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng có tinh thần quốc tế vô sản. Người dành tình yêu lớn cho nhân loại trên khắp thế gian. Tình yêu thương của Người bao la, sẻ chia với những dân tộc bị áp bức, bất kể họ là người da đen hay da trắng. Trong thư gửi cho nhân dân Pháp và cho các bà mẹ Pháp, Người đã viết: Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vun vén, xoá đi mối thù hằn giữa các dân tộc, xây dựng một thế giới hoà bình, không có chiến tranh. Chính tư tưởng cách mạng tiên phong, tinh thần đoàn kết quốc tế rộng lớn và tấm lòng nhân ái bao la của người cộng sản lỗi lạc đã gắn kết các dân tộc lại với nhau:

“Quan san muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em”

Suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn không ngừng chăm lo xây đắp tình hữu nghị, bác ái giữa các dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh được hoà quyện trong tình yêu giai cấp, yêu nhân loại. Nhà văn-nhà sử học người Pháp C.Paxken Ragiô viết: “Chủ nghĩa yêu nước của cụ Hồ Chí Minh trước hết là biểu hiện ý chí của con người mong muốn được đối xử và được thừa nhận đúng với danh nghĩa con người được sống trong công lý và được hưởng mọi quyền lợi của con người” [3].

Tình yêu dân tộc, tình yêu nhân loại, tình yêu con người là một trong những di sản to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho thế hệ mai sau./.

Nguyễn Thanh Thủy

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà XBCTQG, H.2011, t.4, tr.161.

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà XBCTQG, H.2011, t.12, tr.558.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi các cụ già khi về thăm Pác Bó (Xuân Tân Sửu 1961). Ảnh: Tư liệu Về tình yêu thương vô bờ bến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Nhân dân, dân tộc Việt Nam là sự thấu hiểu, cảm thông với nỗi thống khổ của người dân bị áp bức, bóc lột bởi ách thực dân, đế quốc. Mặt khác, Người chủ trương phải tìm con đường cứu nước đúng đắn, kiên quyết chiến đấu nhằm giải phóng hết thảy giai cấp cần lao thoát khỏi ách nô lệ. Khi có độc lập, tự do, làm chủ nước nhà rồi thì phải làm sao cho Nhân dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn