Đã gần 90 tuổi, lưng hơi còng nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn, cựu chiến binh Bùi Xuân Phước ở thôn Phước Tân, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang được nhiều người quý trọng, bởi ông đã làm một việc hết sức ý nghĩa là tự xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (gọi tắt là Khu tưởng niệm) ngay tại nhà mình.         

TÂM SÁNG TẠO NÊN “ĐỊA CHỈ ĐỎ”
TÂM SÁNG TẠO NÊN “ĐỊA CHỈ ĐỎ”

Tượng Đài Bác Hồ, phía trước Nhà thờ Bác

Đặt trang trọng ở chính giữa, phía sau bàn thờ Bác Hồ có 01 tấm ảnh khổ rộng chụp trước lúc thi hài Bác được đưa vào linh cữu thủy tinh. Bức ảnh do một đồng chí cán bộ cao cấp trong Phủ Chủ tịch chụp, ông Phước trực tiếp sưu tầm, do người vợ của đồng chí đó cung cấp năm 1999.

                         Phía sau Bàn Thờ Bác Hồ là Bức ảnh quý, chụp trước lúc thi hài Bác được đưa vào linh cữu thủy tinh

 Cựu chiến binh Bùi Xuân Phước sinh năm 1935 quê gốc ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, đi bộ đội tháng 3 năm 1953, ông đã từng chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 305, Quân khu 5. Năm 1961, ông được cấp trên cử đi học lớp lý luận nghiệp vụ ngành Văn hóa.                           

    

Cựu chiến binh Bùi Xuân Phước

Sau đó được điều động về nhận nhiệm vụ tại Ty Văn hóa, thành phố Hải Phòng. Năm 1976, ông chuyển về Ty Văn hóa tỉnh Phú Khánh, đến năm 1989, ông giữ chức Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Yên. Năm 1994, ông Phước nghỉ hưu và sinh sống tại thành phố biển Nha Trang. Tôi đến thăm ông vào dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, ông phấn khởi đón tôi từ cổng “Mời chú đi theo lối này, ta vào thắp cho Bác Hồ nén nhang trước nhé”.

Trên khuôn viên vườn nhà với diện tích 2.200m2, cựu chiến binh Bùi Xuân Phước đã dành hơn 2.000 m2 để xây Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phía trước Nhà thờ Bác Hồ là Tượng đài của Bác cao gần 3m, tiếp đến Nhà trưng bày vật lưu niệm về Bác Hồ, bên phải là hội trường 150 chỗ ngồi dành cho hội nghị, sinh hoạt, học tập… đặc biệt Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có Hồ Sen rộng 1.000m2, hồ được xây những nhịp cầu vươn ra giữa, để khách mỗi lần đến đây, có thể ra giữa hồ để ngắm hoa và thưởng thức hương sen.

Tại đây đã nhiêu lần tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên và hơn 150 lần sinh hoạt, hội thảo, hội nghị                       

Trong nhà trưng bày có hàng chục tủ, kệ được đóng rất cầu kỳ, trưng bày hơn 150 kỷ vật về Bác Hồ như sách, tranh ảnh, tư liệu, hiện vật được bố trí rất khoa học. Trong đó, có gần như đầy đủ các bộ tuyển tập của Các Mác, Ănggen, Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, ông cũng đã cập nhật hệ thống Tủ sách điện tử Bác Hồ với thiếu nhi, các bạn trẻ đến đây tìm hiểu, nghiên cứu rất thuận lợi.

                             

Tủ sách Điện tử Bác Hồ với Thiếu nhi

Hai năm qua, Khu tưởng niệm đã đón hơn 156 đoàn khách trong và ngoài nước đến dâng hương viếng Bác, tham quan, học tập; 13 chi bộ đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nạp hàng trăm đoàn viên; các tổ chức chính trị-xã hội; xã hội nghề nghiệp… trong và ngoài tỉnh cũng đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt, hội nghị, hội thảo. Nơi đây thực sự đã trở thành  “Địa chỉ đỏ” cho mọi người tìm đến, nhất là học sinh, sinh viên. 

Ông Phước kể: “Cả cuộc đời tôi đã dành dụm chắt chiu được 1 số tiền, tôi tập trung tất cả vào xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ. Từ khi khánh thành đến nay, có đến hàng ngàn người, hàng trăm đoàn khách đến tham quan, học tập, gia đình tôi không để hòm “công đức”, không thu tiền, không mua, bán các vật lưu niệm…Tôi chỉ nhận kinh phí của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm để xây dựng một hạng mục hoặc nhận các kỷ vật có ý giá trị lịch sử nào đó.  

Với tấm lòng vô cùng kính trọng, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, cựu chiến binh Bùi Xuân Phước đã nung nấu, tâm huyết hơn 25 năm nay (từ năm 1997) để xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Phước tâm nguyện “Tại nơi đây, tôi muốn có nhiều hơn nữa những tư liệu, hình ảnh, hiện vật, kỷ vật sâu đậm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, để giúp cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về Bác Hồ. Từ đó, họ có ý chí, rèn luyện, phấn đấu theo tấm gương Bác Hồ kính yêu.

Việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa của mình, cựu chiến binh Bùi Xuân Phước  đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội CCB tỉnh Khánh Hòa, UBND thành phố Nha Trang, UBND xã Phước Đồng… tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Niềm vui lớn nhất của ông là hàng ngày được đón các đoàn khách đến thắp hương viếng Bác Hồ, tham quan, tìm hiểu, học tập về cuộc đời sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

                                                                                       Bùi Xuân Gia        

Tượng Đài Bác Hồ, phía trước Nhà thờ Bác Đặt trang trọng ở chính giữa, phía sau bàn thờ Bác Hồ có 01 tấm ảnh khổ rộng chụp trước lúc thi hài Bác được đưa vào linh cữu thủy tinh. Bức ảnh do một đồng chí cán bộ cao cấp trong Phủ Chủ tịch chụp, ông Phước trực tiếp sưu tầm, do người vợ của đồng chí đó cung cấp năm 1999.                          Phía sau Bàn Thờ Bác Hồ là Bức ảnh quý, chụp trước lúc thi hài Bác được đưa vào linh cữu thủy tinh  Cựu chiến binh Bùi Xuân Phước sinh năm 1935 quê gốc ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, đi bộ đội tháng 3 năm 1953, ông đã từng chiến đấu trong đội hình Sư đo&a

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn