Nhờ sự tiếp sức của cộng đồng và nghị lực của bản thân, nhiều sinh viên nghèo đã nỗ lực vượt khó, theo đuổi con đường học tập để thực hiện những ước mơ…

Những sinh viên vượt khó
Những sinh viên vượt khó

Nhờ sự tiếp sức của cộng đồng và nghị lực của bản thân, nhiều sinh viên nghèo đã nỗ lực vượt khó, theo đuổi con đường học tập để thực hiện những ước mơ…


Không để cái nghèo níu ước mơ


Chỗ ở của gia đình em Nguyễn Quỳnh Như là một căn nhà cho thuê tại thôn Bình Thành (xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) được chia đôi cho 2 hộ thuê nên bề ngang chật hẹp, lại thấp hơn mặt đường đến 2m, hễ mưa to là ngập. Bà ngoại Như bị hen đã nhiều năm. Mẹ Như xưa nay hay bệnh nên ốm yếu, chỉ có thể phụ bà ngoại bán nước ép trái cây ven đường để cả nhà trang trải từ tiền thuê nhà, thuê quán, đến sinh hoạt phí, học phí, chữa bệnh… Như đã từng có ý định dừng việc học khi nhận thông báo trúng tuyển ngành Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Nha Trang, bởi em lo chất thêm gánh nặng lên đôi vai gầy của ngoại. Rất may, suất học bổng của Quỹ Khuyến học, khuyến tài tỉnh và học bổng của một doanh nghiệp với tổng trị giá 20 triệu đồng đã giúp Như tiếp tục học tập. Vốn có thành tích tốt môn Lịch sử và Tiếng Anh, vào đại học, Như xung phong làm lớp phó phụ trách học tập. Ngoài thời gian đi học, Như làm thêm nhiều nơi để có 3 triệu đồng/tháng lo cho sinh hoạt và thêm vào đóng học phí. Như khẳng định: “Chỉ cần đừng nản chí, nhất định sẽ gặt hái thành công”.

 

Em Quỳnh Như chia tay bà ngoại sau kỳ nghỉ Tết để trở lại trường.

Em Quỳnh Như chia tay bà ngoại sau kỳ nghỉ Tết để trở lại trường.


Chị em sinh đôi Võ Nhất Phương (chị) và Võ Nhật Phương (thôn Lạc Bình, xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa) là học sinh giỏi 12 năm liền, lại cùng vào đại học nên nhiều người rất khâm phục bởi hoàn cảnh các em rất khó khăn: Cha mất, mẹ đau bệnh thường xuyên; quán tạp hóa ở vùng quê nghèo chỉ cho thu nhập vài chục ngàn đồng/ngày. Khoản nợ của gia đình từ hồi cha các em còn sống đến giờ chưa trả được. Thật may hai chị em được nhận một số suất học bổng với tổng trị giá gần 30 triệu đồng. Nhật Phương bảo, hai chị em quyết tâm học đại học để sau này tự lập và giúp mẹ. Giờ đây, Nhật Phương đã học Sư phạm Toán, Trường Đại học Tây Nguyên; còn Nhất Phương học ngành Khoa học máy tính, Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

 

Về nghỉ Tết, em Nhật Phương tranh thủ giúp đỡ mẹ.

Về nghỉ Tết, em Nhật Phương tranh thủ giúp đỡ mẹ.


Gia đình sinh viên Nguyễn Tự Cường (thôn Tây 4, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh) trước đây thuộc diện hộ nghèo, thu nhập trông vào 2 sào ruộng và tiền công bóc vỏ hạt điều thuê của mẹ. Cha mẹ Cường đau bệnh triền miên. Hồi đó, ngày ngày, Cường lội bộ khắp các cánh đồng, triền đồi, cắt cỏ gánh về cho bò ăn để được nhận 300.000 đồng/tháng tiền công chăn bò. Vào Trường Đại học Y dược Huế, 2 năm đầu, Cường tranh thủ đi làm thêm để tự trang trải sinh hoạt. Nhưng 4 năm tiếp sau, đi thực tập nhiều, không còn thời gian làm thêm, Cường chỉ còn cách nhịn bữa sáng và bớt ăn 2 bữa chính. “Nhiều lúc cơ thể kiệt quệ tưởng không thể tiếp tục, nhưng em tự nhủ, mình là Tự Cường, phải mạnh mẽ hết sức”, Cường tâm sự. Cường từng là học sinh giỏi 12 năm liên tục, đạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa; đậu Trường Đại học Y dược Huế và thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang (nay là Trường Đại học Khánh Hòa); là 1 trong 50 học sinh đạt điểm cao nhất toàn quốc trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Niềm vui nhân lên gấp bội khi Cường được nhận học bổng của Quỹ Khuyến học, khuyến tài tỉnh và một số hỗ trợ khác. Đó là nguồn động viên quan trọng giúp Cường tốt nghiệp bác sĩ đa khoa năm 2020; tiếp tục học thạc sĩ chuyên khoa ngoại, đồng thời học bác sĩ nội trú để quyết tâm thực hiện ước mơ chữa bệnh cho những người nghèo.  


Chia sẻ yêu thương

 

Em Khánh Hòa trao quà  cho người dân  có hoàn cảnh  khó khăn  tại xã Khánh Trung,  huyện Khánh Vĩnh.

Em Khánh Hòa trao quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh.


Giờ đây, ngoài thời gian học, Cường còn tình nguyện làm việc tại bệnh viện. Vào cuối tuần và dịp lễ, phòng trọ của Cường tại TP. Huế thường xuyên có người nghèo tới khám bệnh miễn phí. Có người áy náy xin gửi tiền khám bệnh, nhưng anh đều nhẹ nhàng từ chối bởi anh chỉ muốn có thêm kiến thức thực tế để phục vụ việc học. Cường còn mơ ước, sau này sẽ mở được phòng khám nhỏ ở quê nhà để khám bệnh miễn phí cho người nghèo và nhận tiền khám bệnh tùy tâm của những người khá hơn để lập ra một quỹ nho nhỏ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, như xưa kia anh từng được giúp đỡ.

 

Em Khánh Hòa (nam đứng giữa) và Đội Công tác xã hội Lá Xanh tổ chức chương trình “Sắc xuân trong em năm 2023” tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh.
Em Khánh Hòa (nam đứng giữa) và Đội Công tác xã hội Lá Xanh tổ chức chương trình “Sắc xuân trong em năm 2023” tại xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh.

Căn nhà vỏn vẹn 12m2 ở khu Máy Nước (phường Phước Tân, TP. Nha Trang) là nơi em Nguyễn Khánh Hòa sống cùng mẹ và ông bà ngoại. Sau khi ông mất, góc gác xép được cơi nới thành nơi học, nơi ngủ cho Hòa. Gia đình thuộc hộ cận nghèo, hai mẹ con Hòa vẫn dùng chung điện thoại và xe máy; mãi đến năm ngoái, khi học online, Hòa mới được anh họ tặng điện thoại. 12 năm học sinh khá, giỏi và đậu ngành Hàn Quốc học, Trường Đại học Thái Bình Dương năm học 2022 - 2023 là trái ngọt mà Hòa muốn báo ơn người mẹ đơn thân luôn đồng hành động viên mình. Em đang ráng học để được sang Hàn Quốc trau dồi vốn tiếng Hàn, trở thành thầy giáo dạy tiếng Hàn tại Việt Nam. Hòa cũng ham giúp mọi người. Năm nay, em đã tự sắm Tết cho gia đình nhờ tiền công làm gia sư môn Toán. Từ năm học lớp 12, Hòa sáng lập Đội Công tác xã hội Lá Xanh, tập hợp 30 bạn trẻ với mong muốn cùng phát triển các kỹ năng xã hội thông qua hoạt động thiện nguyện. Đội thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện cho trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn theo từng mùa trong năm, gây quỹ từ khoản tiền bán bánh tráng, lượm ve chai, vận động nhà tài trợ… Trong chương trình “Trăng sáng ước mơ năm 2022”, đội đã vận động tài trợ và thực hiện trọn vẹn được 3 ước mơ cho các em nhỏ, đó là có một chiếc xe đạp, một bữa ăn no và bộ đồ dùng học tập. Hòa còn ấp ủ dự định mở lớp dạy tiếng Hàn miễn phí cho các em nhỏ yêu thích ngoại ngữ này vào mùa hè năm nay… Nhiệt huyết của Hòa đã được Cộng đồng tình nguyện Việt Nam ghi nhận với giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng năm 2022.

 

Tiến sĩ BÙI THỊ HỒNG TIẾN - Giám đốc Quỹ Khuyến học, khuyến tài Khánh Hòa: Mỗi sinh viên có hoàn cảnh, số phận khác nhau, nhưng đều có ý chí, nghị lực vượt qua nghèo khó. Hàng năm, quỹ đều phối hợp với các đơn vị tổ chức trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo với mong muốn tiếp sức cho các em tiếp tục theo đuổi con đường học vấn. Thời gian tới, ngoài tiếp tục phối hợp tìm kiếm, hỗ trợ các trường hợp khó khăn, quỹ sẽ trao học bổng lần 2 cho những em từng được nhận học bổng và có kết quả học tập tốt.

 

TIỂU MAI - HOÀNG NGÂN
 
Nhờ sự tiếp sức của cộng đồng và nghị lực của bản thân, nhiều sinh viên nghèo đã nỗ lực vượt khó, theo đuổi con đường học tập để thực hiện những ước mơ… Không để cái nghèo níu ước mơ Chỗ ở của gia đình em Nguyễn Quỳnh Như là một căn nhà cho thuê tại thôn Bình Thành (xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) được chia đôi cho 2 hộ thuê nên bề ngang chật hẹp, lại thấp hơn mặt đường đến 2m, hễ mưa to là ngập. Bà ngoại Như bị hen đã nhiều năm. Mẹ Như xưa nay hay bệnh nên ốm yếu, chỉ có thể phụ bà ngoại bán nước ép trái cây ven đường để cả nhà trang trải từ tiền thuê nhà, thuê quán, đến sinh hoạt phí, học phí, chữa bệnh… Như đã từng có ý định dừng việc học khi nhận thông báo tr&uacu

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn