Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà cách mạng lỗi lạc, vừa là nhà ngoại giao cũng là nhà báo lão luyện. Trong hoạt động báo chí, Người luôn hiểu rõ tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, công tác. Người đã để lại cho hậu thế những di sản vô giá không chỉ về tư tưởng, phương pháp, nghệ thuật báo chí cách mạng Việt Nam.

Nghệ thuật trả lời phỏng vấn báo chí  của Chủ tịch  Hồ Chí Minh
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà cách mạng lỗi lạc, vừa là nhà ngoại giao xuất sắc và cũng là nhà báo lão luyện. Trong gần 60 năm hoạt đông cách mạng sôi động, trong đó có hoạt động ngoại giao, Người đã để lại di sản đồ sộ về tư tưởng, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao, đồng thời đặt nền móng cho rèn luyện báo chí cách mạng Việt Nam.

Hoạt động ngoại giao bao giờ cùng đi liền với đấu tranh dư luận, nghĩa là tuyên truyền vận động sao cho dư luận đồng tình ủng hộ quan điểm, lập trường, chủ trương đường lối, chính sách và hành động của mình, phê phán, phản bác đối phương hoặc ít ra thì đứng trung lập. Trong hội đàm giữa Việt Nam và Mỹ ở Hội nghị Paris (1968-1973), thì 2/3 thời gian dành cho đấu tranh dư luận, chỉ có 1/3 thời gian là đàm phán thực chất. Về phía Việt Nam, có đến khoảng 500 cuộc họp báo của hai đoàn, hàng nghìn cuộc tiếp xúc với bạn bè Pháp, bạn bè quốc tế và đồng bào từ miền Nam sang...[1]

Hiểu rõ tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, công tác ngoại giao, Người đã viết hàng trăm bài báo, nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí, trong nước và quốc tế. Báo chí chính là một công cụ ngoại giao, song đó cũng là nghệ thuật ngoại giao của Người. Hồ Chí Minh đã nêu sáu yêu cầu về kỹ năng tuyên truyền diễn thuyết: một là, phải sử dụng ngôn ngữ thích hợp với đối tưọng; hai là, phải chọn cách thức thu hút người nghe; ba là, nội dung diễn thuyết dễ hiểu; bốn là, bài diễn thuyết phải thích hợp với hoàn cảnh; năm là, phải có những chứng cứ, ví dụ rõ ràng; sáu là, trong mọi hoàn cảnh diễn giả phải trung thực, không xuyên tạc[2]. 

Các trả lời phỏng vấn báo chí của Hồ Chí Minh rất ngắn gọn, súc tích. Ví dụ, khi được hỏi: “Ông đến Pháp với mục đích gì? Người trả lời ngắn gọn: Để đòi nquyền tự do cho dân An Nam’[3].  Nhiều khái niệm rộng lớn, cao siêu, Người trả lời vô cùng đơn giản dễ hiểu, song vẫn nói lên thực chất vấn đề. Trả lời về đại cương chính sách đối ngoại Việt Nam, Người trả lời rất ngắn gọn: “Làm bạn với tất cả mọi nước và không thù oán với một ai”[4] hay về nhân tố quyết định của ngoại giao, Người nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”[5].

Để thực hiện mục tiêu nhất quán, Người không bao giờ lặp đi lặp lại những câu chữ đơn điệu mà thường thể hiện các dạng thức khác nhau, đầy thuyết phục. Ví dụ, để khẳng định mục tiêu nhất quán của nhân dân ta là độc lập dân tộc, thống nhất, Người sử dụng: “Dân Việt Nam có một ý muốn rất bình thường là muốn độc lập”[6] “tự do, độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc”[7].

Một phương pháp để tăng tính thuyết phục cho lập luận của mình, Người thường sử dụng các khái niệm phổ biến đối với người dân nơi mà phóng viên sống. Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Pháp AFP, Người nói: “Mục đích của Pháp là tự do, bình đẳng, bác ái, nếu Pháp thi hành đúng thì chắc chắn sẽ mua được tình thân thiện của nước Việt Nam”[8]. Đối với những câu hỏi moi móc, Người rất bình tĩnh và trả lời rất tinh tế theo cách “muốn hiểu thế nào cũng được”. Năm 1946, trong chuyến thăm Pháp, một phóng viên hỏi: “Chúng tôi nghe nói Chủ tịch tuyên bố rằng, Chủ tịch có xu hướng cộng sản, nhưng có phải Chủ tịch cho rằng nước Việt chưa có thể cộng sản hóa được trước thời hạn là 50 năm không? Người trả lời: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác. Cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Giêsu đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được. Còn khi nào chủ nghĩa Các Mác thực hiện được thì tôi không thể trả lời được. Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa đủ”[9]. Phản bác những câu hỏi máy móc về việc 70 đại biểu Việt Quốc, Việt Cách được đặc cách vào Quốc hội, coi đó là thiếu dân chủ, Người nói: “Muốn đi tới dân chủ nhiều khi phải làm trái lại. Thí dụ, muốn đi tới hòa bình, có khi phải chiến tranh”. Khi đó một nhà báo vặn vẹo: “Thế sao Cụ không tự chỉ định Cụ ra làm Chủ tịch. Cụ còn phải ra ứng cử lôi thôi?”. Người trả lời dí dỏm: “Vì tôi không muốn làm như Vua Lu-i thập tứ”[10]...

Các câu trả lời của Hồ Chí Minh toát tinh thần nhân văn, phân biệt rạch ròi giữa nhân dân và bọn hiếu chiến. Cách hành văn luôn trong sáng, rất triết lý... Trả lời báo chí chính là phương pháp thông tin tuyên truyền đối ngoại hữu hiệu được Hồ Chí Minh sử dụng tài tình và đã đạt trình độ nghệ thuật điêu luyện [11].

Tóm lại, Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao thiên tài, xuất chúng, nhà báo tài năng của dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho hậu thế những di sản vô giá không chỉ về tư tưởng, phương pháp, nghệ thuật và phong cách ngoại giao, nghệ thuật báo chí rất đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn, là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, là đặc trưng Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh[12].

Tư tưởng  đối ngoại /ngoại giao Hồ Chí Minh cũng chính là cội nguồn của mọi thành công trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “cứ làm đúng theo Hồ Chí Minh thì chúng ta thắng, đi chệch thì ta khó [13].

Đảng và nhà nước và vất cả chúng ta có trách nhiệm  học tập, vận dụng sáng tạo và không ngừng phát triển,  đặc biệt là tư tưởng,  nghệ thuật ngoại giao, nghệ thuật trả lời phỏng vấn báo chí của Người.

GS TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao 

Chú thích

1.Trịnh Ngọc Thái: Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris, in trong Bộ Ngoại giao - Vũ Dương Huân (Chủ biên): Cuộc đàm phán lịch sử. Kỷ niệm 35 năm Hiệp định Paris 1973-2008, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2009, tr.165.

2. GS Song Thành (Chủ biên): Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010, tr.188.

3. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sdd, t.1, tr.16.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 256.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.147.

6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 213.

7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr. 9.

8. Hồ Chí Minh: Toàn tập t.4, tr. 293.          

9. Hồ Chí Minh: Toàn tâp, Sdd, t.4, tr. 315.

10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 4, tr. 146.

11. Hồ Chí Minh trả lời các nhà báo, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 2015.

12. Vũ Dương Huân: Một số suy nghĩ về Trường phái ngoại Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2&3(133+134), tháng 6 & 9/2023, tr.9-28.

13. Phương Loan: Cựu .Ngoại trưởng nói về chuyện học Bác trong ngoại giao, tuanvietnam.net, ngày 10/5/2010.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà cách mạng lỗi lạc, vừa là nhà ngoại giao xuất sắc và cũng là nhà báo lão luyện. Trong gần 60 năm hoạt đông cách mạng sôi động, trong đó có hoạt động ngoại giao, Người đã để lại di sản đồ sộ về tư tưởng, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao, đồng thời đặt nền móng cho rèn luyện báo chí cách mạng Việt Nam. Hoạt động ngoại giao bao giờ cùng đi liền với đấu tranh dư luận, nghĩa là tuyên truyền vận động sao cho dư luận đồng tình ủng hộ quan điểm, lập trường, chủ trương đường lối, chính sách và hành động của mình, phê phán, phản bác đối phương hoặc ít ra thì đứng trung lập. Trong hội đàm giữa Việt Nam và Mỹ ở Hội nghị Paris (1968-1973), thì 2/3 thời gian d&a

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn