Trên cơ sở khẳng định giá trị khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam; tác giả bài viết luận giải, làm sáng tỏ quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước ta để hiện thực hóa hệ giá trị con người Việt Nam thời kỳ mới. Từ đó, khẳng định công lao to lớn, cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhất là chiến lược phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam
Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc văn bia tại chùa Côn Sơn, tỉnh Hải Dương (tháng 2-1965). Nguồn: hochiminh.vn

Từ khóa: Hiện thực hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ giá trị, con người Việt Nam.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để lại, tuyệt nhiên không có những tác phẩm chuyên biệt về hệ giá trị con người Việt Nam. Song, nhiều bài viết, bài nói của mình, Người đã đề cập, tiếp cận, luận giải sâu sắc hệ giá trị con người Việt Nam dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Đặc biệt là trong quá trình thực tiễn lãnh đạo xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, với luận điểm kinh điển: “Đầu tiên là công việc đối với con người”[1]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo bài học quý báu trong kho tàng lý luận của Hồ Chí Minh, đó là: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo”[2]. Với tư duy lý luận khoa học, Đảng ta khẳng định: Tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Tất nhiên, đó là sự vận dụng nhuần nhuyễn lý luận vào thực tiễn phát triển của đất nước - hiện thực hóa giá trị khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam thời kỳ mới.

1. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam

Thứ nhất, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự tôn dân tộc.

Nghiên cứu hệ giá trị con người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nét đặc sắc đầu tiên cần khẳng định là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự tôn dân tộc. Lòng yêu nước nồng nàn là đặc trưng căn bản nhất, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị, là hằng số của người Việt. Lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt Nam hình thành rất sớm, được bồi đắp, đúc kết trở thành giá trị thiêng liêng. Nhưng cần nói rõ, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc là giá trị phổ quát của nhân loại; nó tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới, được biểu hiện ở những hình thức, mức độ đậm, nhạt khác nhau. Ở Việt Nam, giá trị truyền thống tiêu biểu này đã được Hồ Chí Minh nâng tầm trong thời đại mới.

Theo Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc được hình thành từ đặc điểm cấu trúc các quan hệ kinh tế - xã hội của người Việt. Đó là: Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh. Từ đó, Người khẳng định: Đó cũng là những đặc điểm về bản tính của người An Nam hình thành từ bao thế hệ... người An Nam bình thường mà người ta gặp bất cứ ở đâu cũng đều như vậy cả”[3]. Lòng yêu nước của người Việt Nam còn xuất phát từ trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm lịch sửtrở thành giá trị cốt lõi, ngấm vào trong máu, thịt, trong tâm thức, tạo nên đặc trưng nổi bật trong bản tính người Việt. Lòng yêu nước không dừng lại ở tư tưởng, tình cảm thuần túy, mà trở thành một phạm trù thiêng liêng, trở thành triết lý sống và ở đâyhệ giá trị cốt lõi của con người Việt Nam được bộc lộ rõ ràng và đầy đủ nhất. Hồ Chí Minh khái quát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta... mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[4].

Thật vậy, theo Hồ Chí Minh, lòng yêu nước được xếp ở vị trí cao nhất trong thang giá trị tinh thần của người Việt Nam. Nói đến Việt Nam là nói đến lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Người Việt Nam coi lòng yêu nước là tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức, là thước đo giá trị nhân cách con người, nhất là người cách mạng, có vai trò chi phối, sản sinh ra những giá trị khác, trở thành giá trị thiêng liêng, làm nên sức mạnh Việt Nam. Song, nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước của người Việt Nam là tinh thần dân tộc chân chính, chứ không phải chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòicũng không phải tinh thần vị quốc”,  đó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Đây là điểm khác biệt, cao hơn về chất so với lòng yêu nước của Nho giáo. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”[5].

Thứ hai, tinh thần đoàn kết.

Kế thừa, phát triển sáng tạo giá trị truyền thống đoàn kết của dân tộc, trong nhiều bài viết, bài nói, Hồ Chí Minh thường sử dụng hai chữ đồng bào (với nghĩa mọi người cùng trong một cái bọc mà ra) và khẳng định rằng các dân tộc đều là người Việt Nam, đều là “con cháu Hồng Bàng”, “con Lạc, cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên” để kêu gọi người dân Việt Nam phát huy truyền thống đoàn kết. Khởi nguồn từ giá trị cốt lõi mang tính nguyên tắc - lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, Người đúc kết: Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn[6]. Trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, người Việt Nam luôn giữ vững tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, cùng thực hiện chữ “đồng”: Đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh. Đây thực sự là sức mạnh tinh thần, là nguồn gốc quyết định mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam.

Trong thời đại mới, truyền thống đoàn kết của người Việt Nam được Hồ Chí Minh nâng tầm, trở thành một chiến lược cách mạng. Đoàn kết là nguồn sức mạnh tinh thần để chiến thắng kẻ thù, ngay cả những đế quốc lớn như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; đoàn kết là then chốt của thành công, là giá trị cốt lõi của hệ giá trị người Việt Nam: “Khoan hồng đại độ... đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc[7].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết không dừng lại trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra thành đoàn kết quốc tế “tứ hải giai huynh đệ”, “bốn phương vô sản đều là anh em”. Người khẳng định: Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc... giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta... Đó là lập trường quốc tế cách mạng[8]; Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi.

Thứ ba, lòng nhân ái, khoan dung.

Với triết lý sống “thương người như thể thương thân”, người Việt Nam luôn đề cao giá trị nhân ái, khoan dung. Hồ Chí Minh khẳng định: Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái[9], đó là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Người giải thích, “bác ái nghĩa là thương yêu nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Cái hay, cái đặc sắc về lòng nhân ái của người Việt Nam với quan niệm của Phật giáo và Nho giáo ở chỗ: Phật giáo nói đến tư tưởng từ, bi, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân. Còn trong Nho giáo, mặc dù chữ “nhân” có nhiều nghĩa khác nhau, song “nhân” lại là phạm trù cơ bản, là “gốc” của đạo đức con người. Hồ Chí Minh khẳng định, triết lý sống của người Việt là ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương những người khổ đau bị áp bức; là con người, trước hết phải có đức “nhân”, đó là tiêu chuẩn của nhân cách. Chữ “nhân” ở đây theo Hồ Chí Minh vừa có nghĩa là “người”, vừa có nghĩa là “yêu thương”: Yêu thương đồng bào, đồng chí của mình. Trong thời đại mới, tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng những luồng tư tưởng nhân văn, tiến bộ của nhân loại, lòng nhân ái của người Việt trong tư tưởng Hồ Chí Minh được nâng tầm trở thành tình thương đẹp đẽ và hoàn chỉnh, đó là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Xuất phát từ tình thương yêu con người, đề cao vị trí, vai trò của con người, Hồ Chí Minh xác định rõ mục tiêu của cách mạng và đó cũng là mong muốn tột bậc của mình là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Từ lòng nhân ái, yêu thương con người đã nảy sinh tư tưởng khoan dung của người Việt trong tư tưởng Hồ Chí MinhSông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ[10]. Là con người thì phải có lòng khoan dung, độ lượng; có đức tính này, con người ta sẽ biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, không lấy tư tưởng, quan điểm của mình để áp đặt hoặc bác bỏ tư tưởng, ý kiến của người khác. Người còn chỉ ra: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”[11].

Thứ tư, tính trung thực, trách nhiệm.

Theo Hồ Chí Minh, đức tính trung thực là giá trị quan trọng làm nên nhân cách con người Việt Nam; là phẩm chất tốt đẹp, tiêu chuẩn của đạo đức. Giá trị trung thực của người Việt Nam được biểu hiện qua ba mối quan hệ chủ yếu: Với mình, với người, với việc. Biện chứng tính trung thực của người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở lời nói đi đôi với việc làm; nói ít, làm nhiều, đã hứa là làm, lời nói chỉ có giá trị khi được thể hiện bằng những việc làm cụ thể; trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Cái mới về giá trị trung thực của con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: Phải thể hiện ở sự thật thà trong tự phê bình và phê bình, “dựa vào sự thực, phải đào tận gốc rễ những khuyết điểm. Không nên thoa vẽ, che giấu. Không nên “ít thít ra nhiều”, càng không nên nói việc nhỏ bỏ việc lớn, nói việc cũ quên việc mới”[12]. Thái độ tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá sự thật thà, thẳng thắn ở mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên. Theo Người, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần rèn luyện đức tính trung thực cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Cùng với trung thực, tinh thần trách nhiệm là một trong những tiêu chuẩn của nhân cách người Việt Nam. Về điều này, Hồ Chí Minh chỉ ra, trách nhiệm là nhận thức rõ việc cần phải làm, phải gánh vác hoặc nhận lấy về mình; mỗi người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội đều phải ý thức về công việc của mình một cách tự giác. Đối với cán bộ, đảng viên, tinh thần trách nhiệm cao nhất là hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì dù to hay nhỏ, dễ hay khó cũng sẵn sàng nhận với tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ. Luôn “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa địa vị, “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”; không mắc phải những căn “bệnh” như: Chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải “có gan phụ trách”, dám nghĩ dám làm, chủ động, sáng tạo để có kết quả cao nhất.

Thứ năm, tính cần cù, sáng tạo.

Bằng phương pháp duy vật lịch sử, khi bàn về vai trò của lao động, Hồ Chí Minh khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người. Cũng là sức mạnh của sự giải phóng dân tộc”[13]. Theo Người, cần cù nghĩa là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo daiviệc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được[14]Đức tính cần cù của người Việt thể hiện ở sự siêng năng, chăm chỉ lao động, hăng hái tăng gia sản xuất; coi lao động là niềm vui, nguồn sống, nguồn hạnh phúc, tạo ra của cải vật chất, sự giàu có của xã hội; trong học tập, đức tính cần cù thể hiện ở sự siêng năng học tập để nâng cao hiểu biết, siêng năng nghĩ ngợi để phát huy sáng kiến. Theo Người, cần cù có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội, Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc chắn ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu[15]Hồ Chí Minh phê phán quan điểm của Nho giáo, phân biệt giữa lao động trí óc với lao động chân tay, coi trọng cần học hơn cần lao. Đồng thời, Người khẳng định rằng, trong chế độ mới không có nghề nào là hèn kém, bất cứ ai, dù ở cương vị nào, dù lao động bằng cơ bắp hay lao động bằng trí óc, nếu tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội đều được trân trọng như nhau.

Với Hồ Chí Minh, cần cù gắn liền với sự sáng tạo trong lao động để đạt năng suất cao, chứ không phải “cần cù bù thông minh”. Người chỉ rõ, “lao động chân tay không có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại”[16], cần cù, siêng năng là mảnh đất màu mỡ để sáng kiến, tài năng trong mỗi người nảy nở; cần cù mà không sáng tạo, thậm chí trở thành  hại. Sự sáng tạo đòi hỏi mỗi người không chịu dừng bước trên con đường cải tiến kỹ thuật; không giẫm chân một chỗ trong vũng lầy bảo thủ, trì trệ mà phải luôn đổi mới. Theo Người, sáng kiến, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chiến đấu là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, cần ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi, “sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những con sông to chảy vào biển cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm là lãng phí của dân tộc[17].

2. Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng về hiện thực hóa hệ giá trị con người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4/6/2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đại hội XIII Đảng đã yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.  (Ảnh được ghép từ một số hình ảnh của đồng nghiệp)

Đại hội XIII của Đảng xác định quan điểm chỉ đạo: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên...”[18]. Như vậy, Đảng ta coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, là nguồn lực nội sinh của đất nước. Với tinh thần đó, Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm “phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”, coi trọng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, coi trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hóa gắn với con người, do con người sáng tạo ra nên khi đề cập đến quan điểm về văn hóa Đảng ta luôn nhấn mạnh việc phát huy vai trò con người, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam[19].

Với mục tiêu: đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là khát vọng và tầm nhìn của Đảng về hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới. Để thực hiện được khát vọng và tầm nhìn ấy, Đảng ta xác định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”[20]. Vì vậy, cần khơi dậy động lực tinh thần to lớn, vô song của dân tộc, con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc; khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa, tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, sức mạnh của con người Việt Nam là trung tâm, là mục tiêu, là nguồn lực nội sinh, là động lực quan trọng nhất để đạt tới các mục tiêu của phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI.

Việc biến nhận thức thành hành động và hiện thực hóa hệ giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới là công việc hệ trọng, cần triển khai sớm, hiệu quả. Trong đó, tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, cần khai thác và phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hóa, con người và gia đình Việt Nam: “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”[21]. Điều đó, đòi hỏi phải kế thừa và phát huy hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, truyền thống lịch sử của dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Đó là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể “là minh chứng độc đáo cho truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh đang tồn tại”, là vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và có tầm quan trọng về mặt thẩm mỹ” của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, sinh thái trên mọi miền của Tổ quốc. Các giá trị và sức mạnh đó của văn hóa và con người Việt Nam đã làm nên nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc ta; trở thành nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng của phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Thật vậy, Đảng luôn coi phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển. Đảng xác định, phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa chủ yếu vào việc phát huy tối đa nhân tố con người; lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, lần đầu tiên Đảng nêu yêu cầu: “Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam”[22] Những hạn chế của con người Việt Nam là tâm lý tiểu nông, tính ỷ lại, dựa dẫm, đố kỵ, thiếu kỹ năng hợp tác, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật... Do vậy, cần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ, nhân văn. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, lối sống của con người. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Coi trọng giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa dân tộc. Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc của con người Việt Nam. Xây dựng, hoàn thiện các giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế...

Với quyết tâm: “Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển”[23], cần thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, phúc lợi văn hóa, an ninh văn hóa, an ninh con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Phát huy giá trị văn hóa và phát huy sức mạnh con người Việt Nam như “hai mặt của tấm thép văn hóa”, tạo nên sức mạnh to lớn, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như sứ mệnh, nhiệm vụ cấp thiết, thiêng liêng trong bối cảnh hiện nay. Điều đó đòi hỏi quyết tâm chính trị lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên cơ sở phát huy mạnh mẽ hệ giá trị của con người Việt Nam. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “...một Đất nước, một dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo;... chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho dân tộc, cho giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới[24]./.

TS. Đỗ Ngọc Hanh

Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng

(Theo Tạp chí Triết học)



[1] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật,  Hà Nội, tr.616.

[2] Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hà Nội, ngày 24-11-2021.

[3] Xem: Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.1, tr.451.

[4] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.7, tr.38.

[5] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.11, tr.401.

[6] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.3, tr.256.

[7] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.2, tr.280.

[8] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.8, tr.272273.

[9] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.4, tr.186.

[10] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.5, tr.130.

[11] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.4, tr.280.

[12] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.7, tr.359.

[13] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.5, tr.514.

[14] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.6, tr.118.

[15] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.6, tr.119.

[16] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.11, tr.400

[17] Hồ Chí Minh (2011), Sđd., t.7, tr.404.

[18] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội tr.110.

[19] Xem: Lê Hữu Nghĩa, “Hệ quan điểm chỉ đạo trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, https://www.tapchicongsan.org.vn/ media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/ content/he-quan-diem-chi-dao-trong-van-kien-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang.

[20] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội tr.34.

[21] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Sdd., t.I, tr.216.

[22] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Sdd., t.I, tr.143.

[23] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Sdd., t.II, tr.81.

[24] Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hà Nội, ngày 24-11-2021.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc văn bia tại chùa Côn Sơn, tỉnh Hải Dương (tháng 2-1965). Nguồn: hochiminh.vn Từ khóa: Hiện thực hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ giá trị, con người Việt Nam. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để lại, tuyệt nhiên không có những tác phẩm chuyên biệt về hệ giá trị con người Việt Nam. Song, nhiều bài viết, bài nói của mình, Người đã đề cập, tiếp cận, luận giải sâu sắc hệ giá trị con người Việt Nam dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Đặc biệt là trong quá trình thực tiễn lãnh đạo xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, với luận điểm kinh điển: “Đầu tiên là công việc đối với con người”[1]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn