Chỉ dẫn minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ít lòng tham muốn về vật chất” để nâng cao đạo đức cách mạng
Chỉ dẫn minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ít lòng tham muốn về vật chất” để nâng cao đạo đức cách mạng

    1. Lòng tham muốn vật chất cái gốc của khuyết điểm, sai lầm, đau khổ, mất tự do của con người.

    Lòng tham muốn là bản chất của bọn đế quốc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và đau khổ cho con người. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã tiên đóan, vì lòng tham lam của bọn đế quốc, nên chiến tranh thế giới thứ II sẽ nổ ra không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở cả khu vực Thái Bình Dương: “Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới1.

    Do lòng tham lam vô cùng tận, nên bọn đế quốc không từ một thủ đoạn dã man nào để bóc lột, vơ vét được nhiều nhất của cải ở các thuộc địa của chúng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Hàng trăm nghìn người dân các thuộc địa đã bị bọn đế quốc khắp thế giới biến thành những con vật thồ hàng? Bởi vì khắp nơi ở tất cả các thuộc địa việc đưa hàng đến các con tàu biển và các nhà ga đường sắt đều được tiến hành bằng sự hỗ trợ của “phương tiện vận tải hai chân”.

    Tuy nhiên, với bọn đế quốc tất cả những cái đó vẫn còn là ít. “Sự tham lam của chúng đạt tới độ chúng nóng lòng mong sát hại sạch sành sanh dân bản địa ở các thuộc địa của mình, để rồi sau đó chiếm lấy đất đai của họ2. Những người bất chấp mọi sự săn đuổi, còn sống sót lại bị chúng đơn giản dùng sức mạnh xua đuổi khỏi đất đai thuận lợi đến vùng sa mạc khô cằn, hoặc vùng núi non đá sỏi. 

    Người Mỹ đang thực hành biện pháp này đối với dân Anhđiêng da đỏ, những chủ nhân từ xa xưa của châu Mỹ, người Nhật - đối với thổ dân đảo Foócmo, người châu Âu đối với người da đen châu Phi.

     Lòng tham muốn là bản chất của các quan cai trị thực dân. Các quan cai trị của các đế quốc, chức vị càng to lòng tham muốn càng lớn. Hồ Chí Minh đánh giá: “Vua Napôlêông, một vị đại tài nhưng tham lam”3.

     Hồ Chí Minh chỉ rõ lòng tham các quan cai trị thực dân Pháp ở Việt Nam. Một điển hình là công sứ Đáclơ ở Thái Nguyên: “Cái ông Đáclơ ấy quả là một nhà cai trị có tài. Khoa cai trị của ông ta, ông ta đã học được ở khu phố latinh khi ông còn là một anh hàng cháo.  Lúc ấy, ông Đáclơ không có một xu dính túi và mắc nợ như chúa chổm. Nhưng nhờ một chính khách có thế lực, ông ta được bổ nhiệm làm quan cai trị ở Đông Dương.  Chễm chệ đứng đầu một tỉnh có hàng vạn dân, và được giao cho quyền hành tuyệt đối, ông ta vừa là Tỉnh trưởng, vừa là Thị trưởng, vừa là quan toà, vừa là mõ toà, vừa là người đốc thuế; tóm lại, ông ta nắm trong tay tất cả mọi quyền hành: Toà án, thuế khoá, điền thổ, tính mạng và tài sản của người bản xứ, quyền lợi của viên chức, việc bầu cử lý trưởng và chánh tổng, tức là vận mạng của cả một tỉnh được đặt vào tay cái anh hàng cháo ngày xưa ấy.  Ở Pari, không làm giàu nổi bằng cách bóc lột khách hàng, sang Bắc Kỳ ông ta gỡ gạc lại bằng cách bắt bớ, giam cầm, xử tội người An Nam một cách độc đoán, để bòn rút họ.  Đây là một vài việc làm rạng rỡ thời thống trị độc tài của vị quan cai trị dễ thương ấy mà nước mẹ cộng hoà đã có nhã ý gửi sang để khai hoá cho chúng tôi”4.

     Về lòng tham muốn của cán bộ có chức, có quyền. Sau khi kết án chế độ thực dân Pháp và các quan cai trị của nó, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng đập tan bộ máy cai trị đó. Thiết lập hệ thống chính trị mới do Đảng lãnh đạo, việc đầu tiên là Người chỉ ra cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thấy rõ tác hại vô cùng ghê gớm của lòng tham muốn. Tham lam là nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân, tham ô, ăn cắp, lãng phí, buôn lậu, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. “Bệnh tham lam - Những người mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ "tự tư tự lợi". Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình”5.

    Cán bộ cậy quyền thế để đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư là bất liêm. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật uý lạo. Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh uý tử. Đều là trái với chữ LIÊM. Do BẤT LIÊM mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không Liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”.  Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định với lòng tham muốn vật chất: “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”6.  Do có lòng tham muốn vật chất mà cán bộ tham ô, nhận hối lộ. Hồ Chí Minh chỉ rõ:  Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư. Là đục khoét của nhân dân. Là kẻ thù của nhân dân. Thực tế đời sống chính trị ở nước ta hiện nay đang chứng tỏ cán bộ càng có quyền cao chức trọng mà không dứt được lòng tham muốn vật chất, thì càng dễ tham ô, nhận hối lộ, sa vào vòng tù tội.

Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc - Ảnh: Tư liệu

    Về lòng tham muốn của các tầng lớp người trong xã hội. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển những tinh hoa trong giáo lý của Phật giáo.  Đức Thích Ca Mâu Ni có nhiều lời chỉ dẫn về tác hại của lòng tham muốn ở con người. Lòng tham là nguồn cội của mọi đau khổ trên đời. Phàm là con người ở đời ai cũng có lòng tham. Lòng tham muốn thường là sự ham muốn không có điểm dừng, dẫn đến đắm đuối, đam mê những thứ như tiền của, tài sản, sắc đẹp, danh vọng, địa vị, v,v…Lòng tham muốn càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán. Vì tham muốn dễ đi tới làm liều, làm điều ác để đoạt được thứ mình tham muốn. Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người. Nên cổ nhân có câu: “Chim bay trên trời cao chết vì mồi, người chết vì tham”.  Hoặc “tham thì thâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:

     Vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên.

    Người buôn bán, mua 1 bán 10, hoặc mua gian bán lậu, chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ.

   Người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào.

   Người cày ruộng, không ra công đào mương, mà lấy cắp nước ruộng của láng giềng.

  Người làm nghề (bất cứ nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào. Người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình. Đều là tham lam. 

   Do đó “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân7.

    Làm người ai cũng cần phải tránh những tính xấu như tham lam không biết chán. Nếu tham lam, ích kỷ thì không thể tăng gia sản xuất, phát triển đất nước. Mỗi người đối với tự mình phải tu sửa. Phải chí công vô tư. Đối việc phải sáng suốt. Đối vật không tham lam. Con người có đức hạnh không tham lam, ít lòng tham muốn, biết đủ, mới có hạnh phúc.          

   2. Biết đủ, ít lòng tham muốn về vật chất là tiền đề của đạo đức cách mạng để làm cách mạng và không bị suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá.

    Người xưa có câu: Tri túc, thiện túc, đãi túc, hà thời túc. Cổ nhân khuyên con người đừng nên vọng tưởng, tham muốn những điều xa xôi, nhất là tham muốn vật chất ngoài tầm tay, quá nhu cầu, không giới hạn, mà nên tự cảm thấy đủ với những gì mình đang có. Hễ mình biết đủ tức là mình được đủ. Nếu mình bằng lòng với những gì mình hiện có thì cũng là người có độc lập, tự do, hạnh phúc, giàu có cả vật chất lẫn tinh thần rồi. Biết đủ, chính là hành động phù hợp với quy luật của tự nhiên và xã hội. Bởi bất kỳ sự vật nào cũng có đỉnh điểm phát triển của nó, nếu vượt qua đỉnh điểm đó thì sự vật sẽ phát triển theo chiều hướng ngược lại. Vật cực tất phản. Biết đủ cũng chính là biết dừng lại đúng với độ phát triển của sự vật.

     Ngày 4-7-1946, khi đi thăm lăng vua Napôlêông, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Napoléon là vị tướng có đại tài, đánh đâu thắng đó. Từ địa vị một người quân nhân thường, làm đến Tổng thống. Từ Tổng thống nhảy lên làm Hoàng đế. Làm Hoàng đế cũng chưa đủ, còn muốn làm chúa cả thế giới. Các nước hợp sức lại đánh. Kết quả ông Napoléon bị thua. Thua một trận thì tan tành hết cả. Bị các nước bắt giam ở đảo Ste Hélène. Cách mấy năm thì chết tại đảo. Ít năm sau Chính phủ Pháp mang xương cốt về Paris. Người đi đến một kết luận minh triết:

 “Nếu ông Napoléon mà biết dè dặt, không tham muốn quá chừng, thì chắc nước Pháp lúc đó không đến nỗi vì chiến tranh mà chết người, hại của. Mà ông Napoléon cũng giữ được địa vị Thiên tử trong một nước giàu mạnh ở Âu châu. Nhưng ông Napoléon đã làm con giời lại muốn làm cả giời, kết quả bị rơi xuống đất…  Xưa nay đã nhiều người vì không "tri túc" (chừng mực) mà thất bại”8.

   Biết dè dặt, Không tham muốn quá chừng mực, Tri túc là tư tưởng nhất qúan, minh triết Hồ Chí Minh. Năm 1927, trong huấn luyện thanh niên yêu nước Việt Nam ở Quảng Châu về con đường làm cách mạng cứu nước, cứu dân ta khỏi ách nô lệ của bọn đế quốc tham lam, độc ác, Người đã chỉ ra cái gốc của một người yêu nước, thương dân muốn làm cách mạng là phải có tư cách của người cách mạng. Trong tư cách của người cách mạng có một cái cốt lõi. Đó là phải “Ít lòng tham muốn về vật chất9. Bởi con người muốn vượt lên trên sự tầm thường thường, vượt lên trên sự ích kỷ, hơn nữa không cam chịu nô lệ, quyết làm cách mạng với tinh thần gươm kề tận cổ, súng kề tai cũng không sợ, thì phải ít lòng tham muốn về vật chất. Ít lòng tham muốn vật chất mới có thể làm cách mạng, sống chết đến cùng vì lợi ích của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân. Có vậy, mới đánh thắng được bọn đế quốc, thực dân tham lam, tàn bạo.

   Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”10. Cán bộ, đảng viên phải là người “không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa, thì không tham gì hết”11.

    Người chỉ rõ: Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu. Muốn sửa tính xấu thì phải đấu tranh với tính xấu trong bản thân mình. Nếu để tính xấu và ác thắng thì gây ra chứng bệnh cá nhân chủ nghĩa. Từ đó gây ra nhiều bệnh khác. “Vì cá nhân chủ nghĩa nên đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung, rồi sinh ra vô kỷ luật, vô tổ chức, tham địa vị, tham danh vọng, bè phái, tham ô, lãng phí, quan liêu, v.v… Phải đấu tranh để anh thiện thắng. Nếu anh thiện trong mình thắng thì phe thiện trong nước, ngoài nước sẽ mạnh. Làm sao để cho anh thiện thắng? Phải học tập, học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp. Phải nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và áp dụng vào công tác hàng ngày. Phải học hỏi quần chúng”12.

Trong kháng chiến cứu nước, có những chiến sĩ lao mình lấp lỗ châu mai của địch, để đơn vị mình tiến lên. Có chiến sĩ lấy thân mình chặn bánh xe, để đại bác khỏi lăn xuống dốc.  Đó là đạo đức cách mạng, là đảng tính cao đến tột bậc. Những gương sáng hy sinh cao quý ấy giúp cho mọi người tẩy rửa chủ nghĩa cá nhân. Không tham danh, tham lợi. không đòi hỏi hưởng thụ. Không tự mãn hoặc công thần, v.v. 

Cá nhân chủ nghĩa là ít nghĩ đến lợi ích chung của cách mạng, của nhân dân, mà thường lo cho lợi ích riêng của mình. Tham danh lợi, hay suy tị. Có chút thành tích thì tự cao, tự đại, kiêu ngạo, công thần, gây lủng củng trong nội bộ. Do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra nhiều căn bệnh có hại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

   “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ”13.

    Lòng tham muốn vật chất gắn liền với chủ nghĩa cá nhân. Nên ít lòng tham muốn vật chất là cơ sở đầu tiên để chống chủ nghĩa cá nhân thành công. Có chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, mới xây dựng, mới nâng cao được đạo đức cách mạng, mới  xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với mỗi cán bộ, đảng viên và con đường nâng cao đạo đức cách mạng.

   “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”14.

   Đảng ta phải ra sức giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”15. 

    Người ít lòng tham muốn về vật chất là người biết tiết chế, quản lý bản năng tham muốn của con người để biết đủ. Không quá ít, không quá nhiều, chỉ là vừa đủ. Thái quá bất cập. Tất nhiên giới hạn của sự biết đủ, của sự ít tham muốn ở mỗi người có giới hạn khác nhau, Song, ai cũng có đức tính đó sẽ dễ có sự đồng thuận xã hội cao để đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh tổng hợp to lớn của cách mạng.  Hơn nữa, mỗi người biết đủ cũng sẽ có cuộc sống cân bằng, nên có niềm vui chân chính, để có được sự cống hiến nhiều nhất cho xã hội, đồng thời bản thân cũng có đủ lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng như để cả cộng đồng và môi trường sống đều được cần bằng nhờ lối sống dè dặt, ít lòng tham muốn về vật chất, biết đủ, để toàn dân đều có độc lập, tự do và hạnh phúc. Với điều kiện đó, trong xã hội cũng sẽ không có sự lãng phí, ít nảy sinh vấn nạn tham ô, hối lộ.

3. Thượng tôn đồng thời đạo đức, kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước và phải thực hiện nghiêm mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa16Mọi người phải ra sức trau dồi đạo đức mới. Cải tạo xã hội cũ xấu xa trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là một sự nghiệp rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Muốn làm được sự nghiệp ấy, các cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội. Để tu dưỡng đạo đức cách mạng, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Phải luôn luôn tự phê bình một cách thật thà, tự phê bình từ trên xuống dưới. 

Người chỉ rõ cần có sự thống nhất cao giữa đạo đức và luật pháp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và điều hành bộ máy Đảng, Nhà nước. Luật pháp dựa vào đạo đức, mặt khác luật pháp bảo vệ đạo đức17. Như vậy bộ máy Đảng, Nhà nước mới trong sạch, vững mạnh. Đạo đức là một nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, của người cách mạng. Người dành hết tâm sức giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính; Chí Công Vô Tư. Hơn nữa, chính Người đã trở thành là một tấm gương sáng mẫu mực của muôn đời về Cần, Kiệm, Liêm, Chính; Chí Công Vô Tư; Là Người Công Bộc Vĩ Đại Hết Lòng, Hết Sức Tận Tuỵ Phụng Sự Nhân Dân.

Đặt lên hàng đầu, thượng tôn việc giáo dục đạo đức, thuyết phục, cảm hóa con người, nhưng Người không loại trừ việc xử phạt. Bởi vì, “Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không xử phạt là không đúng18. Đi đôi với giáo dục đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật, coi pháp luật là tối thượng trong xã hội và thực hiện rất nghiêm minh. Ngày 27-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ. Ngày 26-1-1946, Người ký “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình.

Việc xét xử nghiêm minh và y án tử hình với đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu về tội tham nhũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, việc tử hình với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trương Việt Hùng về tội cặp bồ nhí rồi giết vợ thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã tỏ rõ Hồ Chí Minh là người kết hợp nhuần nhuyễn, sáng sáng tạo truyền thống “pháp trị” và “đức trị” trong  xây dựng, điều hành bộ máy Đảng, Nhà nước ta và việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, XÂY phải đi đôi với CHỐNG. Xây là ra sức giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng. Đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân và dùng pháp luật nghiêm trị những kẻ vi phạm kỷ luật Đảng, Pháp luật của Nhà nước và thoái hoá đạo đức trầm trọng. “ĐỨC TRỊ” phải đi đôi với “PHÁP TRỊ”. Cùng với việc đề cao đạo lý làm người, thương yêu quý trọng con người, “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì19. Người coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”. Phải đánh thắng giặc nội xâm trong mỗi cán bộ, đảng viên và cả trong hệ thống chính trị, mới làm cho bộ máy Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, mới có thể đánh thắng giặc bên ngoài để dân giàu nước mạnh, Tổ quốc hùng cường.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đích thực là phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân mới nâng cao được đạo đức cách mạng. Đó là quy luật tâm lý, phát triển đạo đức con người. Từ xưa tới nay, tất cả các học thuyết lớn về xã hội, về đạo đức đều nhấn mạnh: Phải tu tâm dưỡng tính. Nghĩa là phải tu dưỡngTu là chỉnh sửa các tính xấu, để trở thành tính người tốt đẹp, như thế là tu tâmDưỡng tính là nuôi dưỡng, phát triển các đức tính tốt của con người. Muốn sửa đổi tâm tính xấu xa đến tận gốc rễ, thì trước tiên phải sửa đổi bản năng tham lam, hẹp hòi, ích kỷ còn nặng tính sinh vật. Để thực hành đúng chữ Tu dưỡng, phải biết dứt ác, làm lành, bằng cách sửa sai và chuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ thành trong sạch, vô tư, vị tha, không tham lam. Nghĩa là phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, mới giữ gìn, nâng cao được đạo đức cách mạng. Như Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trước hết phải quét sạch những rác rưởi và những cái không lành mạnh trong tâm hồn, mới có đạo đức cách mạng. Trước hết phải trừ bỏ được bản năng tham lam có tính sinh vật của con người. Ít lòng tham muốn về vật chất. Đánh thắng được chủ nghĩa cá nhân. Chiến thắng được chính mình. Tức là chiến thắng được những kẻ giặc trong lòng mình, mới có thể đánh thắng giặc ở bên ngoài, mới xây dựng, nâng cao được đạo đức cách mạng. Trung với nước, Hiếu với dân. Yêu thương, quý trọng con người. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

Ít lòng tham muốn vật chất là minh triết Hồ Chí Minh bất tử. Đó là một tiền đề cơ bản để nâng cao đạo đức cách mạng - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển trong công cuộc thực hiện khát vọng Hồ Chí Minh! Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạo đức, văn minh; Nhân dân giàu có, hạnh phúc, Tổ quốc hùng mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu./.

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thế Thắng 

CHÚ THÍCH:


1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 264;

2.4.9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 416; tr.55; tr280.

3.8Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 404; tr 405-406.

5.10.11.18Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 295; tr 289; tr.260; tr 324.

6. 7 .19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 127; tr 127; tr 127. 

12  Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 100.

13.15  Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 547; tr 547.

14  Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 601.

16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 275-276.

17Hồ Chí Minh: Về nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1990, tr 173.

    1. Lòng tham muốn vật chất cái gốc của khuyết điểm, sai lầm, đau khổ, mất tự do của con người.     Lòng tham muốn là bản chất của bọn đế quốc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và đau khổ cho con người. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã tiên đóan, vì lòng tham lam của bọn đế quốc, nên chiến tranh thế giới thứ II sẽ nổ ra không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở cả khu vực Thái Bình Dương: “Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới”1.     Do lòng tham lam vô cùng

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn