Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, suốt đời đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Trước lúc đi xa, Người đã để lại Di chúc cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Năm mươi lăm năm đã qua đi, nhưng những lời căn dặn của Người trong Di chúc vẫn là tài sản tinh thần vô giá, là nguồn sức mạnh lớn lao để Đảng và Nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới thành công, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu đối với việc thực hiện của cán bộ, công chức hiện nay
Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu đối với việc thực hiện của cán bộ, công chức hiện nay

 

Description: https://tuyenquang.dcs.vn/Image/Large/202441315551_146232.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: baotintuc.vn

Bản Di chúc là kết tinh những quan điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”(1).

Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực về tấm gương đạo đức trong sáng, “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư”. Những đức tính ấy được thể hiện trong thực tiễn, được rèn luyện bền bỉ hàng ngày, từ những công việc đời thường nhất tạo nên sức cảm hóa mãnh liệt đối với Nhân dân. Theo Người; “Cần” có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập và lao động, chiến đấu và sản xuất. “Cần” còn có nghĩa là làm việc có phương pháp, có khoa học và trí tuệ để đạt hiệu quả cao nhất. “Kiệm” là tiết kiệm thời gian, tiền bạc và của cải vật chất, không lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. “Liêm” là liêm khiết, trong sáng, không tham của cải vật chất, địa vị, không tham sung sướng, không nịnh hót kẻ trên và không thích người khác tâng bốc mình. “Chính” là luôn đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, lên án cái xấu, cái ác. Tấm gương “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong nếp nghĩ, cách làm việc, trong đời sống hàng ngày, trong trang phục, chi tiêu, bữa ăn, giấc ngủ… thành thói quen của Người và trở thành những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị đạo đức đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Học tập và làm theo Bác, cán bộ, công chức trước hết cần có nhận thức đúng về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” và tự giác thực hiện “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Đối với công việc phải cần cù, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ làm việc, lao động sáng tạo, tìm ra các phương pháp, sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi người cần phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Hiện nay còn nhiều cán bộ, công chức lãng phí thời gian làm việc, đi muộn, về sớm, chưa tận tụy, trách nhiệm cao trong công việc… dẫn đến công việc chậm tiến độ, hiệu quả thấp. Tiết kiệm ở đây còn có nghĩa là tiết kiệm điện, nước, giữ gìn và bảo vệ tài sản công… những điều kiện để làm việc. Cần thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gần đây là Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cùng với “Cần”, “Kiệm”, cán bộ, công chức cần học tập và thực hiện chữ “Liêm”: liêm khiết, không tham lam, tư túi, biết nhường nhịn, sẻ chia, thông cảm với đồng nghiệp và Nhân dân, đồng thời phải có “Chính”: chính kiến, quan điểm rõ ràng, đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, lên án cái xấu, cái ác. Tạo thói quen trong thực hiện “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” để dẫn đến “chí công vô tư”, đặt lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên hết, trước hết, xứng đáng là người cách mạng./.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang

 

1.    Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQGST, Hà Nội, 2021, tập 15, tr 622 

  Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: baotintuc.vn Bản Di chúc là kết tinh những quan điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”(1). Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực về tấm gương đạo đức trong sáng, “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư”. Những đức tính ấy được thể hiện trong thực tiễn, được rèn luyện bền bỉ hàng ngày, từ những công việc đời thường nhất tạo nên sức cảm hóa mãnh liệt đối với Nhân dân. Theo Người; “Cần” có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập và lao đ

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn