Báo “Sự thật Primorye” - Cơ quan của Chi nhánh Đảng Cộng sản Liên bang Nga vùng Primorye (Viễn Đông, Nga) số ra tháng 5/2022 trong chuyên mục “Nhân vật - Huyền thoại” đã dành nguyên trang để điểm lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi công lao to lớn của Người, đồng thời nêu bật giá trị những biểu tượng của quan hệ hữu nghị Việt-Nga.

Báo Nga ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh
Báo Nga ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong bài viết với chủ đề về Hồ Chí Minh - Người mang đến hào quang, tác giả nêu rõ: Ngày 19/5/1890 là ngày sinh của Hồ Chí Minh - Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại diện tiêu biểu của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh được gọi với tên trìu mến Bác Hồ. Sinh thời, Người sống giản dị trong một ngôi nhà nhỏ, đi dép cao su như những người dân khác. 

Bài viết nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Tác giả ôn lại những chi tiết về gia đình và tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1911, Hồ Chí Minh, lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong hàng chục năm, Người sống và hoạt động cách mạng ở Pháp, Mỹ và Anh. Khi đến Paris, Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc. Ở đó, Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước. Hội đã xuất bản báo và truyền đơn kêu gọi đấu tranh vì quyền của người dân thuộc địa. Thời gian này, Hồ Chí Minh tích cực nghiên cứu tư tưởng cộng sản, quan tâm nhiều vấn đề của các dân tộc bị áp bức. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tình cảm gắn bó với Vladivostok (Viễn Đông, Nga). Điều này được tác giả nhấn mạnh trong bài viết. Bác Hồ đã ba lần đến Vladivostok, vào các năm 1924, 1927 và 1934. Người đã gặp gỡ ban lãnh đạo đảng địa phương và những người đồng hương, đến thăm các thư viện, diễn thuyết trước sinh viên và công nhân nhà máy. Ở Vladivostok, Bác Hồ đã viết một số bài báo cách mạng về thời điểm và nhiệm vụ chính trị để giải phóng đất nước khỏi những kẻ xâm lược.

Để tưởng nhớ người đồng chí Việt Nam vĩ đại ở Vladivostok, tại nhà ga xe lửa đã đặt tấm bảng kỷ niệm. Trong công viên trên phố Borisenko, tượng Hồ Chí Minh được dựng lên, theo sáng kiến của “Hội người Việt tại vùng Primorye” và sự ủng hộ của Hội hữu nghị vùng Primorye với Việt Nam. Tượng đài trở thành địa điểm thu hút khách du lịch và là biểu tượng của tình hữu nghị Việt-Nga. Ngoài ra, bài viết cũng kể câu chuyện về tượng đài nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gherman Titov trên đảo Titov ở Vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Ngày 19/5 hằng năm, nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân thành phố Vladivostok tập trung dâng hoa tại tượng đài Người. Bài viết dẫn lời Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok Nguyễn Đăng Hiền nhấn mạnh, sau những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tìm hiểu, xác định đúng mục tiêu, con đường cách mạng, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Người đã trở về nước để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi năm 1945, chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân, xóa bỏ chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một thời đại mới rực rỡ trong lịch sử vinh quang của dân tộc.

Trong bài viết với chủ đề về Hồ Chí Minh - Người mang đến hào quang, tác giả nêu rõ: Ngày 19/5/1890 là ngày sinh của Hồ Chí Minh - Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại diện tiêu biểu của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh được gọi với tên trìu mến Bác Hồ. Sinh thời, Người sống giản dị trong một ngôi nhà nhỏ, đi dép cao su như những người dân khác.  Bài viết nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Tác giả ôn lại những chi tiết về gia đình và tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1911, Hồ Chí Minh, lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm gương, nêu gương và noi gương của cán bộ, đảng viên và giải pháp thực hiện
Giá trị và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị

Gửi bình luận của bạn