Văn hóa đóng vai trò rất quan trọng hình thành các phẩm chất, nhân cách ở con người, góp phần ổn định và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc luôn có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Bài viết khái quát khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, từ đó thấy rõ vai trò của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống – hiện đại cho sinh viên hiện nay và đưa ra một số giải pháp để tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa trên.

 

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của sinh viên hiện nay
Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của sinh viên hiện nay
Đặt vấn đề

Văn hóa truyền thống – hiện đại là hai mặt khác nhau nhưng nó không tồn tại tách rời, độc lập mà luôn có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, có sự vận động phát triển dẫn tới sự hình thành diện mạo của một quốc gia, dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, cần xác định đúng mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, như vậy, chúng ta mới phát huy được vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục phải truyền tải những giá trị, đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc; về văn hóa truyền thống – hiện đại cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là một việc vô cùng cần thiết.

Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại

Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống

Văn hóa truyền thống, theo quan niệm khá thống nhất của các nhà khoa học là sự đấu tranh sinh tồn của quốc gia, dân tộc, là những kinh nghiệm được hun đúc bao đời nay được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhưng tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần1. Vì thế, nói đến văn hóa truyền thống của một quốc gia, dân tộc, người ta thường nhấn mạnh đến truyền thống văn hóa và được cụ thể hóa chúng thành các giá trị. Con người và văn hóa hiện đại đều có sự kế thừa, ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống

Khái niệm văn hóa hiện đại

Nếu văn hóa truyền thống là các nét văn hóa được giữ gìn lâu đời từ thế hệ này qua thế hệ khác của đồng bào các dân tộc thì văn hóa hiện đại là những nét văn hóa sinh ra từ cuộc sống hiện đại có gắn liền với thời đại công nghiệp. Quá trình toàn cầu hóa đã tác động mọi mặt của đời sống xã hội, chính quá trình đó mà văn hóa hiện đại được sản sinh, thay đổi phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet giúp cho sự liên kết, giao lưu, hợp tác các hoạt động văn hóa, kinh tế – xã hội. Sự tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau sẽ làm giảm dần những khác biệt, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, cho phép người dân ở mỗi quốc gia tiếp xúc với phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, nét đặt trưng tác thành bản sắc dân tộc, lối sống cũng nhờ đó phong phú, đa dạng cởi mở hơn. Qua đó hình thành nên lối sống, tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập hiện nay.

Mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và hiện đại

Truyền thống và hiện đại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, truyền thống chính là điểm xuất phát của hiện đại và hiện đại cũng kế thừa những giá trị tích cực từ văn hóa truyền thống. Do vậy, giá trị truyền thống của một dân tộc không phải là những giá trị cố định, bất biến mà nó luôn được nhìn nhận và được đánh giá từ góc độ hiện đại, chịu sự quy định của hiện đại.

Văn hóa truyền thống có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó vừa là nguồn sống, vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Văn hóa hiện đại bắt nguồn từ văn hóa truyền thống trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển truyền thống. Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra giá trị mới hơn, tiến bộ hơn quá khứ. Giá trị văn hóa truyền thống có mối quan hệ mật thiết với văn hóa hiện đại, mọi vấn đề của con người ở thời hiện đại đang trở thành những vấn đề then chốt trong công cuộc phát triển. Thời hiện đại trở thành hệ quy chiếu để đánh giá truyền thống và để phát huy truyền thống cũng như phục vụ cho phát triển hiện tại. Vì vậy, không phải mọi văn hóa truyền thống có giá trị như nhau, và quan trọng hơn cả là không phải mọi yếu tố truyền thống đều có giá trị tích cực phục vụ cho công cuộc phát triển của con người và xã hội. Cho nên, việc xác định yếu tố văn hóa truyền thống nào là tích cực và tiêu cực có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển một cách sinh động nhờ tính hiện đại.

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã tạo lập cho mình một di sản truyền thống tinh thần rất phong phú, đa dạng, như: tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tính cộng đồng kết hợp với tinh thần nhân ái, truyền thống khoan dung… Trong giai đoạn hiện đại, những truyền thống tốt đẹp này vẫn được kế thừa và phát huy, bên cạnh đó, cần loại bỏ những hủ tục lỗi thời lạc hậu không phù hợp trong xã hội hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của các giá trị văn hóa truyền thống – hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong giáo dục sinh viên hiện nay.

Vai trò của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống – hiện đại cho sinh viên hiện nay

Chủ nghĩa yêu nước, lòng tự cường dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được hình thành từ lâu đời, hun đúc cho con người Việt Nam một tinh thần quyết tâm xây dựng một đất nước giàu đẹp. Chủ nghĩa yêu nước có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân tộc ta mãi trường tồn và phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường vẫn được gìn giữ và phát huy và đặc biệt nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho sinh viên ngày nay.

Tính cần cù sáng tạo đã giúp cho con người và văn hóa Việt Nam có những tiến bộ rất quan trọng. Điều này được biểu hiện như trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất của mọi tầng lớp nhân dân. Chính tính cần cù sáng tạo này mà đã giúp Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thời bao cấp trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, tính cần cù sáng tạo của giới tri thức, trong đó có tầng lớp sinh viên đã góp phần hoạch định các chính sách chiến lược phát triển đất nước, góp phần tạo ra các thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực khoa học cơ bản lẫn khoa học ứng dụng. Điều này, giúp cho chúng ta tiếp cận, bắt đầu đặt chân được vào các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ gen, công nghệ thông tin, công nghệ nano…

Truyền thống đoàn kết của dân tộc đưa chúng ta vượt bao khó khăn, thử thách, đánh bại bao nhiêu kẻ thù xâm lược, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua, mặc dù chúng ta có số ca mắc tăng lên, hạn chế về cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc men nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đồng lòng, đồng sức vượt qua được đại dịch với phương châm “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được kế thừa trong văn hóa hiện đại như tác phong công nghiệp, sản xuất dây chuyền, trong học tập, công việc thì lại càng đòi hỏi tinh thần đoàn kết, tập trung và tính kỷ luật cao.

Kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện sự phổ biến của mạng internet, sự giao lưu, mở rộng mới quan hệ ngày càng dễ dàng, phức tạp nhằm giúp sinh viên chủ động, tích cực trong giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ giữa thầy trò hiện nay có sự chủ động, tích cực, quan hệ, bạn bè phong phú, sinh động và thực tế hơn trước đây. Từ đó, xây dựng cho sinh viên văn hóa trong học tập, công việc và trong cuộc sống, giúp cho sinh viên có lối sống hiện đại, văn minh, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện đại.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay đã đặt ra nhiều yêu cầu, trong đó trình độ của người lao động phải ở trình độ cao, có chuyên môn, có tay nghề và đặc biệt phải có tác phong công nghiệp. Do đó, chất lượng giáo dục được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau như ngoài chuyên môn, tay nghề thì còn có kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học, kiến thức thực tiễn… Như vậy, để làm nên chất lượng của giáo dục nhà trường thì tác phong công nghiệp của sinh viên cũng giữ vai trò quan trọng. Sinh viên ra trường đi làm, ngoài có trình độ chuyên môn tốt ra thì cần có tác phong công nghiệp, nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì đều chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Giải pháp phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng văn hóa hiện đại cho sinh viên

Một là, cần tăng cường giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho mọi tầng lớp, nhất là sinh viên hiện nay, bảo vệ và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp, đặt biệt là sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc kế thừa giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.

Hai là, nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên, từ đó, hình thành nhân cách và chuẩn mực nhất định. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường về việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên. Qua đó, sinh viên vừa nhận thức sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa hiểu biết những giá trị văn hóa hiện đại, đặt nền móng cho việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để làm được điều này, nhà trường, thầy cô có vai trò rất quan trọng, trước tiên giảng viên phải là những tấm gương để sinh viên noi theo. Trong học tập cũng như trong giảng dạy luôn đổi mới về kiến thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Thầy cô không ngừng rèn luyện nhân cách, lối sống và có tấm lòng nhân ái, trong công việc cần có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp và xã hội, chuẩn mực con người để sinh viên noi theo. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép những giá trị văn hóa truyền thống – hiện đại giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của giá trị văn hóa của dân tộc.

Ba là, cần coi sinh viên là chủ thể tiếp nhận văn hóa, mở rộng phạm vi cũng như là cơ hội để sinh viên được thể hiện quan điểm, nhu cầu văn hóa lành mạnh. Để sinh viên thấy được tầm quan trọng của văn hóa, các trường đại học cần tổ chức nhiều hoạt động để lồng ghép tuyên truyền văn hóa truyền thống, hiện đại cho sinh viên, như: tổ chức hội thảo, tọa đàm sinh viên, nghiên cứu khoa học, đề tài, giáo dục chuyên đề về văn hóa…, tạo môi trường để sinh viên được thể hiện quan điểm của mình, trao đổi về văn hóa. Như vậy, thông qua các hoạt động thực tiễn, sinh viên mới nhận thức được đâu là những giá trị tích cực để kế thừa và phát huy, đâu là những mặt tiêu cực để đấu tranh loại bỏ, qua đó tự điều chỉnh và có sự lựa chọn phù hợp, đúng đắn. Việc coi sinh viên là chủ thể tiếp nhận văn hóa đồng nghĩa với việc cần phải tôn trọng sự lựa chọn cá nhân, tôn trọng đời sống văn hóa tinh thần riêng tư của các em.

Bốn là, việc giáo dục giá trị văn hóa cho sinh viên không chỉ góp phần nâng cao nhận thức bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc mà còn ứng dụng những giá trị văn hóa ấy vào đời sống hằng ngày một cách thiết thực. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về sự cần thiết xây dựng môi trường lành mạnh từ gia đình, cộng đồng, nhà trường đến xã hội. Phát động các phong trào thi đua người tốt việc tốt, xây dựng và giáo dục truyền thống nhà trường, phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho sinh viên chỉ có hiệu quả khi bản thân các em được tham gia vào các hoạt động xã hội, cùng với các lực lượng trong xã hội đấu tranh chống các hiện tượng văn hóa tiêu cực góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

Kết luận

Sinh viên là thế hệ làm chủ tương lai, là nguồn nhân lực chất lượng cao tiềm năng của mỗi quốc gia. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, quá trình tiếp xúc, giao thoa và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới là không thể tránh khỏi, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống là một nội dung quan trọng. Nó có tác dụng rất lớn trong việc định hướng nhân cách, lối sống cho sinh viên. Những giá trị văn hóa hiện đại cốt lõi của dân tộc bao gồm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tác phong công nghiệp… chính là hành trang để sinh viên trở thành chủ nhân tương lai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Chú thích:
1. Văn hóa dân tộc trong truyền thống và hiện đại. https://nhandan.vn, ngày 23/9/2009.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. H. NXB. Chính trị quốc gia Sự thật, 2006, tr. 213.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trọng Chuẩn.  Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Tạp chí Triết học, số 8 (2004).
2. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. H. NXB Khoa học Xã hội 1987.
3. Hồ Chí Minh Toàn tập. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011.
4. Phan Huy Lê – Vũ Minh Giang (Chủ biên). Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình Khoa học – công nghệ cấp Nhà nước KX.07, đề tài KX07-02, Hà Nội, 1994.
TS. Tạ Thị Vân Hà – ThS. Nguyễn Thị Liên
Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Thương mại

 

 

Đặt vấn đề Văn hóa truyền thống – hiện đại là hai mặt khác nhau nhưng nó không tồn tại tách rời, độc lập mà luôn có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, có sự vận động phát triển dẫn tới sự hình thành diện mạo của một quốc gia, dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, cần xác định đúng mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, như vậy, chúng ta mới phát huy được vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục phải truyền tải những giá trị, đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc; về văn hóa truyền thống – hiện đại cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là một việc

Tin khác cùng chủ đề

Công tác xây dựng đảng thời kỳ đổi mới (1986-2021) - Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Nhiệm vụ cấp bách cần được thực hiện với quyết tâm cao
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Công tác tuyên giáo với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
          Chuyên gia xây dựng Đảng: 3 điểm mới căn bản nghiêm cấm đảng viên không được làm
Đẩy mạnh thực hành dân chủ, tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước

Gửi bình luận của bạn