Nguyên tắc tập trung dân chủ là tinh hoa trí tuệ nhân loại, thành quả tư tưởng, đúc rút từ quá trình phấn đấu của cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam gắn với truyền thống đoàn kết dân tộc. Nguyên tắc này được nâng tầm, thực hiện triệt để và xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Đảng và chính quyền, góp phần tiên quyết vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, rêu rao tự do, đa đảng, nhân quyền cùng một bộ phận cán bộ, công chức lệch lạc về tư tưởng, nhận thức muốn phá bỏ nguyên tắc này. Do đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên kiên trung cần quyết tâm bảo vệ nguyên tắc, đưa đất nước vượt qua thách thức, khó khăn, phát triển bền vững, thịnh vượng.

Nguyên tắc tập trung dân chủ – nguồn gốc thắng lợi của cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước
Nguyên tắc tập trung dân chủ – nguồn gốc thắng lợi của cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước

1. Đặt vấn đề

Nguyên tắc tập trung dân chủ là tinh hoa trí tuệ nhân loại, là thành quả tư tưởng, đúc rút từ quá phấn đấu qua bao gian nan của cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ gắn với truyền thống đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước của dân tộc Việt. Trong thời đại Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ được đúc rút, nâng tầm thành tư tưởng lý luận mới, được thực hiện triệt để và xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Đảng và chính quyền, gắn với tinh thần đoàn kết dân tộc. Nguyên tắc này là một trong nguyên nhân cơ bản góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Tinh thần dân chủ, tôn trọng người dân, đoàn kết, đồng lòng nhất trí trong xây dựng và bảo vệ đất nước có nguồn gốc, truyền thống lâu đời từ xa xưa. Thời nhà Trần, khi đối mặt với đội quân thiện chiến nhất thế giới là quân Nguyên Mông với thành tích chinh phạt nhiều quốc gia từ Á sang Âu, vua Trần Thánh Tông đã mời các bô lão uy tín của đất nước dự Hội nghị Diên Hồng và xin ý kiến các bô lão chủ trương nên hòa hay nên đánh. Các bô lão cùng nhất trí hô vang quyết đánh. Vua và tướng lĩnh nhà Trần cũng tổ chức họp bàn đánh giặc ở Bến Bình Than, nơi ghi dấu tinh thần yêu nước quật cường, sẵn sàng góp sức tham gia đánh giặc của tuổi trẻ là Trần Quốc Toản. Các binh lính sẵn sàng khắc trên cánh tay 2 chữ Sát Thát, tích cực luyện rèn võ nghệ, thể hiện hào khí Đông A. Cả nước cùng ra trận, tập hợp dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo tài tình của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đã kêu gọi ý chí quyết tâm của binh sĩ bằng bài Hịch tướng sĩ đầy tâm huyết và ân nghĩa.

2. Thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Trong thời đại Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ được đúc rút, nâng tầm thành tư tưởng lý luận mới, được thực hiện triệt để và xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Đảng và chính quyền, gắn với tinh thần đoàn kết dân tộc. Nguyên tắc này là một trong nguyên nhân cơ bản góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Về nguyên tắc tập trung dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: “Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung1. Người coi đây là nguyên tắc lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức cao nhất, là chế độ lãnh đạo của Đảng, trong đó: “Tập trung trên nền tảng dân chủ” và “Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trungLàm việc mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung”2.

Giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có mối quan hệ chặt chẽ, không đối lập mà bổ khuyết cho nhau. Trong công tác tổ chức và hoạt động của Đảng, khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi đảng viên phải tuân theo kỷ luật của Đảng, cá nhân phải phục tùng tổ chức, bộ phận phải phục tùng toàn thể, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương, tất cả đảng viên phải phục tùng vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Trí tuệ của Đảng phải là trí tuệ tập thể, khi bàn bạc, thảo luận thành nghị quyết, phải có một người hoặc nhóm người phụ trách thì công việc mới hiệu quả. Nguyên tắc này đã được tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống chính trị tuân thủ, vận dụng sáng tạo và trong thực tiễn tiếp tục trau dồi, phát triển lý luận cách mạng qua từng giai đoạn.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là triết lý cốt lõi đem lại thắng lợi, bảo đảm mục tiêu cho tổ chức. Chiến thắng Điện Biên Phủ – chiến thắng lịch sử của quân và dân Việt Nam đã minh chứng rõ việc tôn trọng và bảo đảm tuyệt đối nguyên tắc tập trung dân chủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trên mặt trận Điện Biên Phủ, ban đầu quân ta quyết định vận dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, tập trung toàn bộ quân chủ lực, tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng, mở cuộc tiến công từ một số hướng, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong thời gian ba đêm, hai ngày. Theo phương châm ấy, mọi mặt công tác chuẩn bị đã được triển khai rất khẩn trương; các sư đoàn chủ lực của ta đã được giao nhiệm vụ; các đơn vị pháo binh đã được kéo vào trận địa. Công tác bảo đảm hậu cần trên hỏa tuyến đã được đẩy mạnh; mạng lưới thông tin liên lạc đã được tổ chức. Công tác chính trị đã động viên bộ đội và dân công nêu cao quyết tâm giành toàn thắng cho chiến dịch. Quân ta chỉ đợi lệnh là bắt đầu nổ súng.

Tuy nhiên, sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu thông tin thực địa, kịp thời cập nhật tình hình thực tế, Đại tướng đã đưa ra một số nhận định quan trọng:“Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kỳ giá nào, vì phải giữ vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài”3Theo đó, Đại tướng vận dụng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, để lắng nghe, vừa có thêm thông tin để phân tích, dự báo tình hình trận địa. Đại tướng đã không đưa ra quyết định mà đưa quan điểm và trao đổi với trưởng đoàn cố vấn quân sự trong cuộc họp Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng trình bày những suy nghĩ xung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh diễn biến tình hình, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa, vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ nhưng phải thay đổi cách đánh. Việc khẳng định quan điểm, giữ vững mục tiêu nhưng thay đổi cách đánh thể hiện trách nhiệm của Đại tướng trong thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.Trong quá trình thảo luận, Đại tướng để mọi người phát biểu đầy đủ, nêu rõ quan điểm và bày tỏ thái độ đối với việc tiếp nhận phương án mới. Đại tướng coi đây là “Bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ4.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tạo điều kiện cho các tướng lĩnh bày tỏ quan điểm, thậm chí khi căng thẳng cho tạm dừng cuộc họp. Đại tướng đặt vấn đề từ góc độ của chính những người dự họp để tìm ra phương án. Nếu đánh nhanh, thắng nhanh thì phải có trách nhiệm trả lời về tính hiệu quả: “Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi:“Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không”5Sau đó Đảng ủy Mặt trận đi đến nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích, chia sẻ, tìm kiếm sự ủng hộ từ các chuyên gia, cố vấn uy tín, xử lý thông tin, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thấu đáo. Và đặc biệt, Đại tướng nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, yêu cầu các thành viên chịu trách nhiệm với phương án lựa chọn của mình, chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Bác về kết quả chiến dịch thông qua sự cởi mở, tranh luận với trách nhiệm cao nhất, quyết tâm cao nhất, tập trung trí tuệ tối đa, nhất trí với phương án của Đại tướng đưa ra, từ đó truyền lửa cho toàn quân, vượt mọi khó khăn, mở đường cho thắng lợi lịch sử của dân tộc.

3. Những lưu ý trong thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay

Mục tiêu hướng tới của cải cách hành chính là nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ công, theo đó, việc đánh giá công chức, viên chức cuối năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách lương, thưởng gắn với chất lượng hiệu quả công việc, tạo động lực phấn đấu cho công chức, viên chức.

Việc đánh giá kết quả công tác cuối năm là sự thể hiện rõ nét việc áp dụng nguyên tắc tập trung, dân chủ trong đánh giá công chức, viên chức kết hợp với bình bầu thi đua trong đơn vị. Trong đó, đánh giá công chức, viên chức được thực hiện bởi trách nhiệm của cá nhân người quản lý trực tiếp công chức, viên chức. Việc đánh giá này nhằm thể hiện trách nhiệm nhà quản lý trong công tác nhân sự cần nắm rõ năng lực và kết quả công việc của công chức, viên chức dưới quyền.

Bên cạnh đó, việc bình bầu danh hiệu thi đua được thực hiện bởi tập thể công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức. Điều này bảo đảm công chức, viên chức được đánh giá về uy tín, khả năng lan tỏa năng lượng, được sự tín nhiệm của tập thể, khắc phục đánh giá có thể mang tính hạn hẹp một chiều của cá nhân nhà quản lý, sử dụng lao động, đề cao năng lực làm việc nhóm, khả năng tạo ảnh hưởng, xây dựng tập thể gắn kết của người được đánh giá. Việc đánh giá công chức bởi nhà quản lý cũng giúp khắc phục những hiện tượng bè phái, tùy tiện, cảm tính trong đội ngũ người lao động, đánh giá nhiều khi do nể nang, do thói quen, thái độ hàng ngày với nhau mà không thực sự dựa trên mục tiêu phối hợp, hiệu quả công việc.

Quy trình đánh giá kết quả công tác do người quản lý thực hiện nhưng cũng có sự kết hợp với tham khảo ý kiến tập thể và ngược lại. Việc bình bầu thi đua cũng có sự đánh giá khách quan của Hội đồng thi đua, sự phê duyệt của lãnh đạo, người sử dụng lao động. Như vậy hai hình thức đánh giá công chức này mang tính bổ khuyết cho nhau, được thực hiện vận dụng tối đa nguyên tắc tập trung dân chủ và thời gian qua đã đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, kết quả đánh giá cũng thực chất hơn, phong trào thi đua, phát huy năng lực sáng tạo của người lao động, tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời tạo sự chuyển biến về chất trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm các cấp quản lý từ cơ sở đến các cơ quan nhà nước cao nhất, như: Quốc hội, Chính phủ cho thấy, chủ trương đánh giá công chức, viên chức, đại biểu ngày càng phát huy hiệu quả, tạo được sự tín nhiệm, đồng thuận cao. Đồng thời, nếu lãnh đạo giữ chức vụ cao nhưng không giữ được phẩm chất, vi những điều Đảng viên không được làm, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trong thực tế, có những giai đoạn việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được chú trọng thực chất. Do đó, có những đề án, dự án đầu tư công có lấy ý kiến của tập thể, của người dân nhưng thực ra chỉ mang tính hình thức, cả nể hoặc do sự chỉ đạo từ trên xuống. Vẫn còn những người lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán, dùng quyền lực, gây sức ép trong tập thể hoặc cấu kết với nhau để trục lợi cá nhân làm cho người lao động, người dân cảm thấy chán nản, mất lòng tin vào chính quyền. Nhiều cá nhân có thái độ buông xuôi, để mặc các đối tượng thoái hóa biến chất lũng đoạn pháp luật. Trong môi trường đó, công chức, viên chức, người dân không phát huy trí tuệ, nhiệt huyết, không muốn đóng góp cho tổ chức, cho đất nước, không tham gia đấu tranh với cái xấu, các hiện tượng tiêu cực, để mặc cái xấu hoành hành. Nên đã có những đại án tham nhũng xảy ra thời gian qua, như: vụ Kit test Việt Á, vụ chuyến bay giải cứu công dân đợt Covid-19 hoặc tham những, đưa hối lộ trong lĩnh vực đầu cơ bất động sản Vạn Thịnh Phát, thao túng ngân hàng SCB gần đây, làm thiệt hại cho Nhà nước và xã hội hàng trăm ngàn tỷ đồng là minh chứng cho hệ lụy của việc xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu quyết liệt trong đấu tranh làm trong sạch tổ chức thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước.

Trước bối cảnh của thời đại công nghệ 4.0, đối mặt với làn sóng livestream, gia tăng các giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước cũng tham gia sử dụng các tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội phục vụ cho hoạt động công vụ, tuyên truyền, phổ biến thông tin tới người dân cũng như lấy ý kiến Nhân dân, tăng cường hiệu quả, phát huy dân chủ và tăng hiệu suất phục vụ người dân trong cung ứng dịch vụ công.

4. Nguyên tắc tập trung dân chủ là kim chỉ nam cho cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong xây dựng đất nước

Thực tế cho thấy, xuyên suốt chiều dài đấu tranh giữ vững nền độc lập, chống các thế lực ngoại xâm và sau đó là chống đói nghèo, lạc hậu, đấu tranh phát triển kinh tế, phát huy tinh thần tự chủ tự cường, nguyên tắc tập trung dân chủ là những giá trị có tính truyền thống của dân tộc, kết hợp với tinh hoa tư tưởng nhân loại đã được Đảng và Nhà nước ta không ngừng trau dồi phát triển hệ tư tưởng và vận dụng vào thực tiễn một cách tài tình, giúp cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trước đây và xây dựng đất nước tự chủ, tự cường, hướng tới thịnh vượng về kinh tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”6.

Thực tế, sự ủng hộ, tín nhiệm của toàn dân đối với hệ thống lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước hiện nay là minh chứng cho hình ảnh khái quát của kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ thể hiện trí tuệ của dân tộc mà còn thể hiện bản lĩnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của công chức, viên chức, cả hệ thống chính trị và Nhân dân quyết giữ vững nền tảng giá trị đã dày công gây dựng.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò của việc bảo đảm nguyên tắc tổ chức, về nguy cơ suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức làm ảnh hưởng đến sức đấu tranh của tổ chức đảng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng đề án để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng vững mạnh trong thời kỳ mới, như: Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X), Kết luận số 38-KL/TW ngày 13/11/2018 của Bộ Chính trị (khoá XII) và xây dựng dự thảo nghị quyết về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới. Những văn kiện này là kim chỉ nam cho hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và chính quyền trong việc tiếp tục giữ vững nguyên tắc tổ chức hoạt động, tăng cường đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Nội dung nhiệm vụ này đã được định hướng rất cụ thể trong Báo cáo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực; có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương; coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; thực hiện tốt sự phối hợp trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển”7.

Việc giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, từ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương cho đến công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoặc cố ý không thực hiện đúng nguyên tắc này. Trong quá trình đó, không thể bỏ qua nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về ý nghĩa và nội dung thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, giúp họ nhận thức được các nguy cơ, hậu họa của việc xa rời nguyên tắc.

Bên cạnh đó, việc phát huy dân chủ, thực hiện tốt vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, của người dân, đẩy mạnh công khai, minh bạch các hoạt động của chính quyền cũng là những giải pháp cần thiết hiện nay. Mặt khác, cần chú trọng đổi mới phương thức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cũng như phương thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc trong điều kiện phát triển công nghệ, xây dựng chính phủ điện tử hiện nay. Cần có các quy định, chế tài cụ thể hơn nữa trong việc áp dụng công nghệ, phát huy hiệu quả, đồng thời, tăng cường kiểm soát quản lý mạng xã hội trong quá trình bàn bạc, thảo luận, ra quyết định, điều hành, thực hiện quyết định của tổ chức.

5. Kết luận

Công cuộc cải cách hành chính nhà nước, giá trị của nguyên tắc tập trung dân chủ như một triết lý tối thượng không thể đảo ngược trong sự vận hành của tổ chức Đảng và chính quyền, trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Trong thời đại hiện nay, trước những phủ nhận thành quả cách mạng của các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ, trước những lệch lạc về tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức muốn phá bỏ nguyên tắc này, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước quyết tâm, đồng lòng tin tưởng đường lối, nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc hoạt động của tổ chức. Nhờ sự đoàn kết, nhất trí, vững vàng và triệt để cách mạng, Đảng và Nhân dân Việt Nam tiếp tục vượt qua các thách thức, khó khăn trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào những thành tựu to lớn trong xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội, đưa đất nước phát triển thịnh vượng, bền vững.

Chú thích:
1, 2. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 8. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, tr. 286, 286.
3, 4, 5. Tổng tập Hồi ký – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. H. NXB Quân đội nhân dân, 2018, tr 924, 929, 927.
6, 7. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về các văn kiện trình Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. https://daihoi13.dangcongsan.vn, ngày 26/01/2021.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2. Kết luận số 38-KL/TW ngày 13/11/2018 của Bộ Chính trị (khoá XII) về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

TS. Lê Ngọc Hồng
Học viện Hành chính Quốc gia

1. Đặt vấn đề Nguyên tắc tập trung dân chủ là tinh hoa trí tuệ nhân loại, là thành quả tư tưởng, đúc rút từ quá phấn đấu qua bao gian nan của cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ gắn với truyền thống đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước của dân tộc Việt. Trong thời đại Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ được đúc rút, nâng tầm thành tư tưởng lý luận mới, được thực hiện triệt để và xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Đảng và chính quyền, gắn với tinh thần đoàn kết dân tộc. Nguyên tắc này là một trong nguyên nhân cơ bản góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tinh thần dân chủ, tôn trọng người dân, đoàn kết, đồng l&ograv

Tin khác cùng chủ đề

Công tác xây dựng đảng thời kỳ đổi mới (1986-2021) - Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Nhiệm vụ cấp bách cần được thực hiện với quyết tâm cao
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Công tác tuyên giáo với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
          Chuyên gia xây dựng Đảng: 3 điểm mới căn bản nghiêm cấm đảng viên không được làm
Đẩy mạnh thực hành dân chủ, tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước

Gửi bình luận của bạn