Trong xã hội hiện đại, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền cơ bản của mỗi công dân, được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể. Để bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả, công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở đóng vai trò then chốt, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi cá nhân. Từ đó, từng bước góp phần xây dựng một xã hội dân chủ thực sự, nơi mọi người dân đều có thể cùng nhau đóng góp và quyết định tương lai cho cộng đồng và đất nước.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới

1. Đặt vấn đề

Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở không chỉ là việc thực thi một nghĩa vụ pháp lý mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, minh bạch và công bằng. Tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở còn thể hiện ở việc tạo dựng niềm tin và sự đồng thuận trong Nhân dân, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh trật tự. Khi người dân cảm thấy được lắng nghe và có thể góp phần vào các quyết sách quan trọng, họ sẽ tích cực hơn trong việc thực hiện các chính sách, đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự giám sát đối với các hoạt động của chính quyền. Hơn nữa, việc thực hiện nghiêm túc các quy định về dân chủ ở cơ sở còn góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí và củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

2. Thực trạng công tác tuyên truyền việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản và các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc để mỗi công dân có thể thực hiện quyền làm chủ của mình, thúc đẩy sự tham gia và giám sát của người dân đối với các hoạt động của chính quyền, từ cấp cơ sở đến trung ương. Đặc biệt, ngày 10/11/2022, Quốc hội khóa XV đã ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Luật số 10/2022/QH15) và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa các nguyên tắc dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân. Nội dung chủ yếu của Luật bao gồm các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội ở cơ sở, các hình thức thực hiện dân chủ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong việc bảo đảm quyền dân chủ cho người dân. Luậtnhấn mạnh việc thực hiện các nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, từ đó, bảo đảm rằng mọi quyết định liên quan đến lợi ích cộng đồng đều phải được công khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân. 

Để các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền đã chủ động và kịp thời trong việc tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương và của Quốc hội, Chính phủ và của chính quyền các cấp liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ tại cơ sở tại các địa phương. Nhằm bảo đảm việc thi hành luật được hiệu quả, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh các địa phương đã chủ động ban hành các kế hoạch về triển khai Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trong đó, sở Nội vụ các tỉnh, thành phố cũng đã được giao chủ trì hướng dẫn và phổ biến luật đến các cấp, các ngành và địa phương; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các sở, ban, ngành của các địa phương cũng đã được phân công phối hợp để đề xuất các biện pháp cần thiết, nhằm bảo đảm thực hiện dân chủ một cách toàn diện và thống nhất, phù hợp với quy định mới. Sở Nội vụ của một số địa phương cũng đã chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND cấp tỉnh ban hành liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, gửi kết quả rà soát về Bộ Nội vụ; đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật1.

Tại nhiều địa phương, UBND cấp huyện cũng đã trình HĐND cùng cấp ban hành Nghị quyết quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện; đồng thời, chỉ đạo UBND cấp xã trình HĐND cùng cấp ban hành các Nghị quyết quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở ở địa bàn địa phương. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, các cơ quan nhà nước và chính quyền từ trung ương đến địa phương cũng đã chú trọng tăng cường công tác phổ biến và tuyên truyền triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng các kế hoạch cụ thể và triển khai đến mọi đối tượng từ cán bộ, đảng viên cho đến công chức, viên chức và người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Đồng thời, việc thành lập Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp cũng được thực hiện nhằm bảo đảm việc kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chế được thực hiện một cách nghiêm túc. 

Nhờ quá trình tuyên truyền có hiệu quả về việc thực hiện các loại hình về dân chủ cơ sở, ở địa bàn dân cư, quyền làm chủ của người dân đã được phát huy mạnh mẽ trong việc đóng góp ý kiến vào công tác xây dựng Đảng và chính quyền, từ đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị tại các xã, phường, thị trấn vững mạnh. Sự đổi mới trong lãnh đạo của cấp ủy Đảng và quản lý của chính quyền cơ sở đã hướng tới mục tiêu tiếp cận và lắng nghe người dân, qua đó xây dựng niềm tin và sự tôn trọng giữa nhân dân và chính quyền. Cùng với đó, khắc phục những thiếu sót, hạn chế tại cơ sở. 

Trong hoạt động của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập, việc bảo đảm dân chủ, công khai và minh bạch cũng đã được thực hiện, tạo điều kiện cho việc giám sát và kiểm tra được đạt hiệu quả cao hơn. Các doanh nghiệp cũng đã thực sự thể hiện trách nhiệm trong quản lý và sử dụng lao động, cân nhắc giữa việc hoàn thành nhiệm vụ và bảo vệ quyền lợi của người lao động, qua đó xây dựng môi trường làm việc hài hòa, ổn định và phát triển, đồng thời nhận được sự ủng hộ từ phía người lao động. Dân chủ cơ sở cũng đã được triển khai hiệu quả trong các đơn vị lực lượng vũ trang, với việc thực hiện các quy định dân chủ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực, gắn liền với việc thực hiện cải cách hành chính, tư pháp và nỗ lực trong việc phòng, chống tiêu cực, tham nhũng và lãng phí.

Tại các địa phương, các cấp ủy và chính quyền trên địa bàn đã thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai các quy định về dân chủ ở cơ sở một cách toàn diện. Đại đa số các cơ quan, đơn vị và địa phương đều tích cực lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp theo đúng quy định để bảo đảm quy chế được áp dụng hiệu quả. Các hoạt động quản lý và điều hành của chính quyền diễn ra gần gũi và hướng đến lợi ích của người dân, luôn mở rộng cánh cửa lắng nghe và tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp từ Nhân dân. Việc thực hiện các quy định về dân chủ ở cơ sở đã đạt được những kết quả thiết thực, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác đối thoại, tiếp xúc với công dân, giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo cũng như đáp ứng các yêu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Sự minh bạch, dân chủ trong cải cách thủ tục hành chính và giải quyết công việc hằng ngày cũng đã được thực hiện, tạo điều kiện cho việc giám sát và đánh giá công khai. Đồng thời, sự tiến bộ trong thái độ phục vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức cũng đã góp phần xây dựng và củng số niềm tin mạnh mẽ của nhân dân, khuyến khích họ tham gia giám sát, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến vào công tác xây dựng Đảng và chính quyền, hướng tới một nền chính chuyên nghiệp, năng động, minh bạch.

Bên cạnh những nỗ lực trong công tác tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả về dân chủ ở cơ sở, song vẫn tồn tại một số hạn chế và bất cập cần được khắc phục. Một trong những vấn đề đáng chú ý là sự thiếu đồng bộ và mức độ tiếp cận thông tin chưa thực sự đồng đều giữa các khu vực. Tại nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, thông tin về các quy định và cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở còn hạn chế, dẫn đến sự chưa hiểu biết đầy đủ của người dân về quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cộng đồng. Nội dung tuyên truyền cũng chưa phong phú, thiếu sự sáng tạo trong phương pháp và hình thức, khiến cho việc thu hút sự quan tâm và tham gia của người dân chưa thực sự hiệu quả2

Ngoài ra, cũng còn một số nơi chậm trễ trong việc lập kế hoạch và triển khai các chương trình liên quan và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở còn hạn chế, gây phiền hà cho người dân vẫn tồn tại. Việc công bố thông tin về quy hoạch, sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nơi chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Ở một số địa phương, việc chỉ đạo xây dựng, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung thực hiện quy ước trong cộng đồng dân cư còn chậm. Vai trò và trách nhiệm của một số chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng và các tổ chức đoàn thể cấp thôn chưa được phát huy hiệu quả như mong đợi. Hoạt động của ban Thanh tra nhân dân và ban giám sát cộng đồng còn gặp một số hạn chế. Nhất là, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và khen thưởng các mô hình điển hình trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên.

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác tuyên truyền và thực hiện các các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở, trong thời gian tới cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn để tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Luật này, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, giúp người dân nhận diện đầy đủ cũng như hiểu được quyền của mình. Theo đó, trước mắt cần ưu tiền tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục về nội dung và tầm quan trọng của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để tuyên truyền và giáo dục về nội dung cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thông qua tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, người dân có thể được trang bị kiến thức cần thiết, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào các hoạt động dân chủ tại địa phương và cơ sở. Các buổi hội thảo cung cấp một diễn đàn mở cho việc trao đổi ý kiến, thảo luận sâu rộng về các điểm chính của luật và cách thức để áp dụng các nội dung này vào thực tiễn. Trong khi đó, các khóa tập huấn cũng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, thực hành thông qua các tình huống giả định, giúp người tham gia có cơ hội thực hành và nắm vững cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong các buổi hội thảo và tập huấn không chỉ nâng cao nhận thức mà còn củng cố kỹ năng thực tiễn cho người dân, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách có hiệu quả và bền vững.

Hai là, sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông để phổ biến quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng và hiệu quả để phổ biến nội dung cũng như tinh thần của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đến với đông đảo người dân. Các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình, đài phát thanh và báo chí cần được tận dụng để đưa tin tức, bài viết phân tích và bổ sung các chương trình đặc biệt tập trung vào việc giải thích Luật và chia sẻ những câu chuyện thực tế điển hình trong việc áp dụng các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào thực tiễn. Bên cạnh đó, mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến cũng đang là những công cụ mạnh mẽ để tiếp cận nhóm người dùng trẻ tuổi và cộng đồng rộng lớn. Do đó, cần chú trọng xây dựng các nội dung sinh động như video clip, hình ảnh minh họa và infographic, giúp thông tin phổ biến về Luật trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn. 

Các cơ quan nhà nước ở các cấp cũng cần nghiên cứu đề xuất các chiến dịch truyền thông theo hướng thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ của từng khu vực, bảo đảm thông điệp của luật được lan tỏa một cách rộng khắp, từ thành thị đến nông thôn, từ các khu công nghiệp đến các thôn, xóm, qua đó từng bước xây dựng nền tảng vững chắc cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong mỗi công dân.

Ba là, phát hành tài liệu và ấn phẩm tuyên truyền về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phát hành tài liệu và ấn phẩm tuyên truyền là một trong những giải pháp thiết yếu để đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đến gần hơn với người dân, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi mà việc tiếp cận thông tin có thể gặp nhiều khó khăn. Tài liệu tuyên truyền cũng cần được thiết kế một cách khoa học, dễ hiểu, với ngôn ngữ giản dị, rõ ràng và hình ảnh minh họa sinh động, giúp người dân dễ dàng nắm bắt được nội dung và ý nghĩa của Luật. Các ấn phẩm, tờ rơi, brochure, sách hướng dẫn, poster và bảng thông tin cần được phân phối thông qua các kênh phù hợp, như: trường học, trung tâm văn hóa, UBND cấp xã và các tổ chức đoàn thể. Đồng thời, việc phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng và các nhà hoạt động xã hội cũng là cách để góp phần mở rộng phạm vi phân phát, quảng bá bảo đảm mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người dân từ mọi lứa tuổi đều có cơ hội tiếp cận và hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật, từ đó thúc đẩy việc thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách có hiệu quả hơn.

Bốn là, tổ chức các cuộc thi và sự kiện cộng đồng liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Giải pháp này là một trong những cách thức sáng tạo và thu hút sự tương tác cao để khuyến khích người dân tham gia tìm hiểu về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các cuộc thi có thể bao gồm trắc nghiệm kiến thức, viết bài luận, hoặc thậm chí là thi hùng biện, nhằm mục đích không chỉ kiểm tra mức độ hiểu biết về các nội dung của Luật mà còn nâng cao nhận thức và kỹ năng áp dụng Luật trong thực tiễn cho người dân. Các sự kiện cộng đồng như: hội chợ hoặc các buổi biểu diễn nghệ thuật có chủ đề về dân chủ ở cơ sở cũng nên được nghiên cứu tổ chức để thu hút sự chú ý và tạo ra không khí hứng khởi của người dân, qua đó lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường sự gắn kết xã hội giữa các tầng lớp nhân dân và tạo ra môi trường học tập vui vẻ, tạo điều kiện cho mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi, thể hiện sự quan tâm và cam kết đối với việc xây dựng một cộng đồng dân cư dân chủ và đoàn kết.

Năm là, nghiên cứu, xây dựng mô hình dân chủ tại một số cơ sở điểm để tạo ra những điển hình và nhân rộng hơn trong xã hội.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình dân chủ tại một số cơ sở điểm là giải pháp thực tiễn giúp minh họa cụ thể cách thức áp dụng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Qua việc triển khai mô hình này, người dân có thể trực tiếp quan sát và tham gia vào quá trình ra quyết định, giám sát và đánh giá các hoạt động của chính quyền, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và nhận thức sâu sắc hơn về luật. Những cơ sở điểm này sẽ trở thành những điển hình tiêu biểu, thể hiện rõ quá trình và kết quả của việc thực hiện dân chủ. Khi hoạt động hiệu quả có thể được nhân rộng ra các cơ sở khác trong cùng khu vực hoặc trên toàn quốc. Sự thành công của các mô hình dân chủ tại các cơ sở điểm sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, khích lệ và truyền cảm hứng cho cả cộng đồng trong việc thực hiện và nâng cao nhận thức về quyền làm chủ và tham gia quản lý đất nước, góp phần tạo nên một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

4. Kết luận

Như vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực không ngừng từ tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội. Các giải pháp đã được đề xuất không chỉ góp phần lan tỏa kiến thức và thông tin về luật, ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, mà còn khích lệ người dân tích cực tham gia vào quá trình quản lý và phát triển cộng đồng nơi sinh sống. 

Chú thích:
1. Kết quả của việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và công tác tuyên truyền, triển khai Luật thực hiện dân chủ cơ sở (Luật số 10) trên địa bàn tỉnh Cà Mau. https://bdvtu.camau.dcs.vn, ngày 28/9/2023.
2. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Đạ Huoai. https://bdvtu.lamdong.dcs.vn, ngày 05/10/2022.
Tài liệu tham khảo:
1. Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/1/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
3. Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. https://www.xaydungdang.org.vn, ngày 26/02/2023.
5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện dân chủ ở cơ sở. https://pbgdpl.moj.gov.vn, ngày 18/12/2023.

1. Đặt vấn đề Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở không chỉ là việc thực thi một nghĩa vụ pháp lý mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, minh bạch và công bằng. Tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở còn thể hiện ở việc tạo dựng niềm tin và sự đồng thuận trong Nhân dân, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh trật tự. Khi người dân cảm thấy được lắng nghe và có thể góp phần vào các quyết sách quan trọng, họ sẽ tích cực hơn trong việc thực hiện các chính sách, đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự giám sát đối với các hoạt động của chính quyền. Hơn nữa, việc thực hiện nghi&

Tin khác cùng chủ đề

Công tác xây dựng đảng thời kỳ đổi mới (1986-2021) - Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Nhiệm vụ cấp bách cần được thực hiện với quyết tâm cao
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Công tác tuyên giáo với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
          Chuyên gia xây dựng Đảng: 3 điểm mới căn bản nghiêm cấm đảng viên không được làm
Đẩy mạnh thực hành dân chủ, tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước

Gửi bình luận của bạn