Những kết quả của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng qua các năm Thìn đã góp phần quan trọng xây dựng, củng cố tổ chức đảng, giữ vững nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động, bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn trong các chủ trương, quyết định của Đảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Công tác tổ chức xây dựng Đảng qua các năm Thìn
Công tác tổ chức xây dựng Đảng qua các năm Thìn

Năm 1940 (Canh Thìn). Tháng 9-1940, Nhật chiếm Đông Dương. Nhật, Pháp cấu kết với nhau đàn áp cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, Trung ương chủ trương nhanh chóng, triệt để chuyển các tổ chức đảng vào hoạt động bí mật. Đình chỉ tổ chức quần chúng biểu tình (trừ trường hợp đặc biệt). Chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, biến nông thôn thành căn cứ địa cách mạng, đồng thời duy trì cơ sở ở thành thị, kết hợp phong trào thành thị với nông thôn, chống khủng bố. Chuẩn bị cho một thời kỳ mới, thời kỳ toàn dân nổi dậy đấu tranh, cầm vũ khí đánh giặc. Năm này có những cuộc khởi nghĩa như cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9-1940), khởi nghĩa Nam kỳ (tháng 11-1940)…

Năm 1952 (Nhâm Thìn). Công tác tổ chức góp phần vừa bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến đấu giữa ta và địch ngày càng ác liệt trên khắp các chiến trường, tập trung vào những chiến dịch lớn, phát động chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân sâu rộng, vừa bảo đảm thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, nhất là các chính sách nhằm bồi dưỡng sức dân. Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương khóa II họp tháng 4-1952 đã đề ra chủ trương chỉnh Đảng, chỉnh quân. Thực hiện những chủ trương này là trọng tâm của công tác xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng vũ trang suốt từ năm 1952 đến năm 1955. Ở giai đoạn này, bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác tổ chức của Đảng đã nhận thức được những sai lầm, khuyết điểm trong các cuộc phát động giảm tô, cải cách ruộng đất và trong việc chỉnh đốn tổ chức. 

Năm 1964 (Giáp Thìn). Công tác tổ chức tập trung phục vụ triển khai thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, tiến hành các cuộc vận động lớn: Xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở “4 tốt” (sản xuất, chiến đấu tốt; chấp hành chính sách tốt; công tác quần chúng tốt và củng cố Đảng tốt) gắn với các cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến quản lý xí nghiệp “ba xây, ba chống” (xây: Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý tài chính, cải tiến kỹ thuật. Chống: Tham ô, lãng phí, quan liêu). Chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần tạo ra nhiều phong trào thi đua yêu nước, yêu CNXH như: Thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”, học tập và thi đua với các điển hình tiên tiến: “sóng Duyên Hải” (trong công nghiệp), “gió Đại Phong” (trong nông nghiệp), “cờ Ba Nhất” (trong Quân đội), “trống Bắc Lý” (trong Giáo dục)… Đảng quan tâm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giáo dục cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng những khó khăn, thiếu sót, khuyết điểm của ta, gây chia rẽ bè phái, chống Đảng. Từ 5-8-1964 bắt đầu diễn ra cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Công tác tổ chức của Đảng chuyển hướng phục vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu và chi viện cho miền Nam.

Năm 1976 (Bính Thìn). Sau ngày miền Nam được giải phóng, thực hiện các nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, công tác tổ chức của Đảng đã nhanh chóng giải quyết hàng loạt những vấn đề cấp bách trước mắt, như xây dựng và củng cố hệ thống chính trị thống nhất của cả nước, trong đó bao gồm việc xây dựng và củng cố các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể ở các cấp trong các vùng mới được giải phóng; thực hiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, bầu cử Quốc hội của cả nước (25-4-1976). Trung ương đã điều động và tăng cường hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn cho miền Nam, bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trước mắt, xây dựng các cơ sở chính trị ở các vùng mới được giải phóng và đáp ứng yêu cầu lâu dài.

Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Đại hội thông qua báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, đi sâu tổng kết những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng trong điều kiện mới, nhấn mạnh đặc điểm “Đảng ta là đảng cầm quyền” lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở một nước kinh tế chậm phát triển, đòi hỏi phải “nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ” của thời kỳ mới; đề ra các quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng Đảng một cách toàn diện. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu BCH Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. BCH Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư; đồng chí Lê Đức Thọ tiếp tục được bầu vào BCH Trung ương, Ban Bí thư và được cử làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Năm 1988 (Mậu Thìn). Công tác xây dựng Đảng gắn việc chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội” theo Nghị quyết số 04 ngày 29-9-1987 của Bộ Chính trị với việc triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng. Đồng thời, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, đổi mới cơ chế quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tập trung bố trí cốt cán, trước hết ở cấp Trung ương và cơ sở. 

Chú trọng công tác giáo dục, tự phê bình và phê bình, thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc trong xem xét, xử lý cán bộ chủ chốt ở địa phương mắc sai lầm nghiêm trọng, những cán bộ chủ chốt có liên quan tới việc quản lý ngành dọc, cấp trên và địa phương. Thực hiện công tác phân tích chất lượng đảng viên theo Hướng dẫn số 1916-HD/BTCTW ngày 4-12-1987 của Ban Tổ chức Trung ương. Đẩy mạnh sắp xếp quy hoạch cán bộ, chỉ đạo tổ chức đại hội cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 17-5-1988 của Ban Bí thư về đại hội đảng bộ cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở, Quy định số 52-QĐ/TW ngày 17-5-1988 của Ban Bí thư về việc bầu cử trong Đảng.

Năm 2000 (Canh Thìn). Công tác tổ chức xây dựng Đảng tập trung tham mưu thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 21-1-2000 của Bộ Chính trị về kết nạp đảng viên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng; tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22-5-2000 về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Ngày 4-7-2000, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã họp, thảo luận các vấn đề lớn trong các dự thảo Văn kiện Đại hội IX gồm: Đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước, thời cơ, thách thức và nguy cơ của đất nước trong những năm đầu thế kỷ XXI; chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng trong tình hình mới. 

Hội nghị nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kiến nghị với Đại hội tiếp tục cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm rất cao, phát huy bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng. Tổ chức học tập tư tưởng, đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh. Nâng cao kiến thức các mặt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, bảo đảm mọi cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, có khả năng nắm thực tiễn, kiên định và sáng tạo, quán triệt và thực hiện có kết quả cao nhất nhiệm vụ chính trị. Kiên quyết đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, xử lý nghiêm minh những người vi phạm, bất kể người đó là ai. Giữ vững đoàn kết nội bộ, xử lý kỷ luật, trước hết là người đứng đầu ở những nơi để xảy ra tình trạng mất đoàn kết. 

Năm 2012 (Nhâm Thìn). Là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Với tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, đổi mới, đội ngũ những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm. Tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết quan trọng của Đảng tại Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 4, 5, 6 (khóa XI), đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. 

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã chủ động tích cực tổng kết, nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đổi mới đồng bộ công tác cán bộ, công tác tổ chức xây dựng Đảng; hoàn thành khối lượng lớn công việc như: Tham mưu xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đề án thành lập lại Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương. Tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng. Hướng dẫn các ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh tham mưu cấp ủy các cấp ban hành chỉ thị, chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Hoàn thành đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình sâu rộng trong toàn Đảng, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng…

Những kết quả của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2012 đã góp phần giữ vững nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động, bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn trong các chủ trương, quyết định của Đảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

Năm 1940 (Canh Thìn). Tháng 9-1940, Nhật chiếm Đông Dương. Nhật, Pháp cấu kết với nhau đàn áp cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, Trung ương chủ trương nhanh chóng, triệt để chuyển các tổ chức đảng vào hoạt động bí mật. Đình chỉ tổ chức quần chúng biểu tình (trừ trường hợp đặc biệt). Chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, biến nông thôn thành căn cứ địa cách mạng, đồng thời duy trì cơ sở ở thành thị, kết hợp phong trào thành thị với nông thôn, chống khủng bố. Chuẩn bị cho một thời kỳ mới, thời kỳ toàn dân nổi dậy đấu tranh, cầm vũ khí đánh giặc. Năm này có những cuộc khởi nghĩa như cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9-1940), khởi nghĩa Nam kỳ (tháng 11-1940)… Năm 1952 (Nhâm Thìn). Công t&aacute

Tin khác cùng chủ đề

Công tác xây dựng đảng thời kỳ đổi mới (1986-2021) - Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Nhiệm vụ cấp bách cần được thực hiện với quyết tâm cao
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Công tác tuyên giáo với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
          Chuyên gia xây dựng Đảng: 3 điểm mới căn bản nghiêm cấm đảng viên không được làm
Đẩy mạnh thực hành dân chủ, tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước

Gửi bình luận của bạn