Ngày 22-11, đoàn công tác Bộ Y tế do Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế, Trường iSchool Nha Trang và các bệnh viện (BV) để tìm hiểu nguyên nhân, công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân bị ngộ độc.

Vụ học sinh iSchool Nha Trang bị ngộ độc: Điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xử lý kịp thời
Vụ học sinh iSchool Nha Trang bị ngộ độc: Điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xử lý kịp thời

Ngày 22-11, đoàn công tác Bộ Y tế do Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế, Trường iSchool Nha Trang và các bệnh viện (BV) để tìm hiểu nguyên nhân, công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân bị ngộ độc.


Tại buổi làm việc, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang - Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, qua kiểm tra và làm việc thực tế tại một số BV có điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc như: Đa khoa tỉnh, 22-12, Vinmec Nha Trang, hầu hết các cháu đang điều trị tại đây đã hết tiêu chảy; các bác sĩ tiếp tục điều trị kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Salmonella, cân bằng hệ đường ruột, điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân.  

 

Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo tại buổi làm việc.


Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang cũng khẳng định: “Vi khuẩn Salmonella không để lại di chứng. Thông thường, sau khi điều trị kháng sinh, các vi khuẩn Salmonella sẽ bị tiêu diệt, tuy nhiên, vẫn có trường hợp các vi khuẩn quần cư sống trong đường tiêu hóa nên vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Vì thế, để không bị lây nhiễm và tái nhiễm, phụ huynh nên đảm bảo công tác vệ sinh, nhất là vệ sinh tay bằng cách rửa bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, sau khi trẻ đi vệ sinh. Sau khi nhiễm vi khuẩn Salmonella, hệ vi sinh đường ruột của các cháu chưa cân bằng lại được nên việc ăn uống của các cháu cần giữ gìn. Phụ huynh nên cho các cháu ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đảm bảo sạch, an toàn thực phẩm. Hy vọng với phác đồ điều trị đúng hướng, trong thời gian ngắn tới các cháu sẽ sớm hồi phục”.


Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đánh giá cao sự vào cuộc rất sớm của Sở Y tế, đã chỉ đạo kịp thời đến các BV, các đơn vị liên quan trong xử lý vụ việc. Các BV trên địa bàn đã kịp thời thu dung, cấp cứu, điều trị các trường hợp ngộ độc theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế. “Từ các yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm mẫu máu, phân ở một số BV, chúng tôi nhận định đây là vụ ngộ độc thực phẩm gây nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella. Các chuyên gia trong đoàn cũng đã trao đổi và thống nhất với phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mà các BV đang thực hiện”, Tiến sĩ Dương cho biết.

 

Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo đối với các BV đang điều trị cho bệnh nhân, thống nhất về phác đồ điều trị. Các cháu đã khỏi bệnh, xuất viện phải có lịch hẹn tái khám, theo dõi sức khỏe. Các BV cần tăng cường công tác truyền thông để phụ huynh bớt lo lắng; hướng dẫn phụ huynh phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, cách vệ sinh thân thể để phòng bệnh. Khi có kết quả xét nghiệm phân lập vi khuẩn của viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế sớm phối hợp với các sở, ngành liên quan, công an điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và xác định khâu nào trong chuỗi cung ứng thức ăn gây ra ngộ độc để xử lý, kịp thời ngăn chặn không cho xảy ra các vụ việc tương tự. Đồng thời, mong muốn UBND tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực cho các BV, nhất là về hồi sức cấp cứu…

 

Tính đến 11 giờ ngày 22-11, tổng số ca tiếp nhận tại các BV liên quan đến sự việc là 662 ca. Trong đó, xử trí ổn định cho về theo dõi 274 ca; nhập viện điều trị nội trú 388 ca. Trong số 388 ca điều trị nội trú, đã xuất viện 251 ca, 1 ca tử vong; đang điều trị 137 ca, không có trường hợp nặng cần theo dõi. Cụ thể, tại BV Đa khoa tỉnh còn 44 ca, BV 22-12 còn 50 ca, BV Quân y 87 còn 5 ca, BV Đa khoa Quốc tế Vinmec 23 ca, BV Đa khoa Sài Gòn Nha Trang 10 ca, BV Đa khoa Tâm Trí Nha Trang 5 ca.

Chiều 22-11, Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo kết quả xét nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang. Theo đó, trong số các mẫu xét nghiệm, phát hiện mẫu cánh gà chiên nhiễm các vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus và Escherichia coli. Trong đó, vi khuẩn Salmonella có số lượng rất cao. Ngoài ra, còn phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu nước mắm.


C.Đan

 

 

Ngày 22-11, đoàn công tác Bộ Y tế do Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế, Trường iSchool Nha Trang và các bệnh viện (BV) để tìm hiểu nguyên nhân, công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân bị ngộ độc. Tại buổi làm việc, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang - Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, qua kiểm tra và làm việc thực tế tại một số BV có điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc như: Đa khoa tỉnh, 22-12, Vinmec Nha Trang, hầu hết các cháu đang điều trị tại đây đã hết tiêu chảy; các bác sĩ tiếp tục điều trị kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Salmonella, cân bằng hệ đường ruột, điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân.    

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn