Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống bão số 12, các địa phương chủ động lên phương án phòng tránh, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra; trong đó chú trọng việc kêu gọi người dân neo đậu tàu thuyền; sơ tán, di dời dân khỏi các khu vực nguy hiểm, vùng ven biển, vùng trũng thấp có nguy cơ ảnh hưởng gió mạnh do bão gây ra đến nơi an toàn…
Vạn Ninh khẩn trương triển khai phương án ứng phó bão số 12
Vạn Ninh khẩn trương triển khai phương án ứng phó bão số 12
Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống bão số 12, các địa phương chủ động lên phương án phòng tránh, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra; trong đó chú trọng việc kêu gọi người dân neo đậu tàu thuyền; sơ tán, di dời dân khỏi các khu vực nguy hiểm, vùng ven biển, vùng trũng thấp có nguy cơ ảnh hưởng gió mạnh do bão gây ra đến nơi an toàn…

Lãnh đạo huyện Vạn Ninh đi kiểm tra thực tế tại xã Vạn Long
Lãnh đạo huyện Vạn Ninh đi kiểm tra thực tế tại xã Vạn Long

Tàu thuyền đã được neo đâu vào nơi an toàn
Tàu thuyền đã được neo đâu vào nơi an toàn
Tập trung 3 vùng xung yếu

Có mặt tại huyện Vạn Ninh vào lúc 13 giờ ngày 3-11, người dân huyện Vạn Ninh đang tích cực chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền. Lãnh đạo huyện đã trực tiếp đi kiểm tra và đốc thúc các địa phương triển khai phương án phòng chống lụt bão.

Ông Nguyễn Văn Ích, người dân thị trấn Vạn Giã cho biết, nhận được tin báo bão từ chính quyền địa phương và thông tin đại chúng, tôi đã đưa thuyền vào khu vực tránh bão an toàn từ sáng nay. Đồng thời, gia đình có 12 bè thủy sản nuôi hơn 5.000 con cá bóp và cá bè cũng chằng chống và đưa toàn bộ người lao động vào bờ an toàn, dù biết bão vào sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng quan điểm của tôi là con người trên hết, còn người còn tất cả. Nên tôi chấp hành mọi quy định của ban chỉ huy phòng chống lụt bão đưa ra.

Người dân tổ chức chẳng chống nhà cửa
Người dân tổ chức chẳng chống nhà cửa

Người dân triển khai neo đậu tàu thuyền
Người dân triển khai neo đậu tàu thuyền
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Khiêm - Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, địa phương ngay trong buổi sáng ngày 3-11 đã họp ban chỉ đạo của huyện chủ động lên phương án phòng chống bão. Vạn Ninh là địa bàn có lượng nuôi trồng thủy sản lớn, nên huyện chú trọng kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú bão, đặc biệt là cương quyết yêu cầu chủ lồng bè cùng người lao động phải vào bờ trước khi bão đến. Các khu vực xung yếu trên địa bàn huyện gồm các địa phương: xã Đại Lãnh, Vạn Thạnh, khu vực Tu Bông (Vạn Long, Vạn Phước), Vạn Giã…

Theo thống kê, trên địa bàn toàn huyện có hơn 12.400 lồng bè nuôi trồng thủy sản. Tài sản lồng bè của người dân có giá trị lớn, nhiều hộ nuôi số lượng lớn lên đến cả chục tỷ đồng nên tâm lý người dân lo lắng, nên không muốn vào bờ. Tuy nhiên lãnh đạo huyện Vạn Ninh khẳng định đến trước 16 giờ cùng ngày cưỡng chế toàn bộ lao động cũng như chủ bè vào bờ an toàn, cương quyết không để người nào ngoài lồng bè, bảo đảm tính mạng cho người dân. Đến thời 15 giờ 30, các địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng đã đưa được hơn 3.767 người lao động từ nuôi trồng thủy sản vào bờ an toàn.

Bên cạnh đó, toàn huyện cũng có hơn gần 1.400 tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản. Đến đầu giờ chiều toàn bộ tàu thuyền đã được đưa vào nơi trú ẩn an toàn.

Nước sông Tô Giang đang lên cao ảnh hưởng đến công trình đập Tô Giang đang thi công dang dở
Nước sông Tô Giang đang lên cao ảnh hưởng đến công trình đập Tô Giang đang thi công dang dở

Một số tuyến đường trên địa bàn huyện đã bị sạt lở
Một số tuyến đường trên địa bàn huyện đã bị sạt lở

Cần di dời hơn 6.931 người khỏi cùng nguy hiểm

Báo cáo nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn huyện Vạn Ninh từ 31-10 đến 2-11, trên địa bàn huyện có khoảng 2.300 con gia cầm (gà, vịt) dưới 3 tháng tuổi bị lũ cuốn trôi; 800m đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng; khoảng 100m2 diện tích nuôi hàu tại xã Vạn Hưng bị thiệt hại hoàn toàn…
Ông Nguyễn Ngọc Ý - Trưởng Phòng kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 6.900 người dân cần phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Số người được di dời đến các nhà cộng đồng thôn. Tính đến 15 giờ ngày 3-11, đã có hơn 2.600 người dân được di dời đến nơi an toàn.

Nói về việc hỗ trợ người dân, lãnh đạo huyện Vạn Ninh cho biết, địa phương huy động toàn bộ dân quân tự vệ, thanh niên xung kích các địa phương để tham gia di dời cùng với người dân, dùng các phương tiện như xe ô tô, xe máy, di chuyển bộ.

Lãnh đạo huyện cũng cho biết, tại các điểm có nguy cơ ngập lụt bố trí lực lượng chốt chặn, kiên quyết không để người dân qua lại các đoạn đường ngập lụt, các cầu tràn, ngầm và các vùng sạt lở nguy hiểm. Đồng thời tổ chức chặt tỉa cây dễ đổ ngã trên các tuyến đường của xã, thị trấn; nạo vét khơi thông các hệ thống mưng tiêu thoát lũ, hệ thống cống rãnh đảm bảo thoát lũ, chống ngập lụt do mưa lớn.
Theo baokhanhhoa.com.vn
Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống bão số 12, các địa phương chủ động lên phương án phòng tránh, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra; trong đó chú trọng việc kêu gọi người dân neo đậu tàu thuyền; sơ tán, di dời dân khỏi các khu vực nguy hiểm, vùng ven biển, vùng trũng thấp có nguy cơ ảnh hưởng gió mạnh do bão gây ra đến nơi an toàn… Lãnh đạo huyện Vạn Ninh đi kiểm tra thực tế tại xã Vạn Long Tàu thuyền đã được neo đâu vào nơi an toàn Tập trung 3 vùng xung yếu Có mặt tại huyện Vạn Ninh vào lúc 13 giờ ng&agr

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn