Thiết lập “hàng rào tư tưởng”, chống thông tin xấu độc

Đảng ta đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên để đóng góp vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII sắp tới. Dưới vỏ bọc “tâm huyết”, “trách nhiệm”, “yêu nước”, “chuyên gia”... thông qua mạng xã hội và internet cũng như các hình thức truyền thông khác, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị đã tung ra các chiêu thức, như: “Góp ý”, “khuyên nhủ”, “đề xuất” ở các mức độ khác nhau, cổ xuý đấu tranh từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập...
Thiết lập “hàng rào tư tưởng”, chống thông tin xấu độc
Thiết lập “hàng rào tư tưởng”, chống thông tin xấu độc

Đảng ta đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên để đóng góp vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII sắp tới. Dưới vỏ bọc “tâm huyết”, “trách nhiệm”, “yêu nước”, “chuyên gia”... thông qua mạng xã hội và internet cũng như các hình thức truyền thông khác, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị đã tung ra các chiêu thức, như: “Góp ý”, “khuyên nhủ”, “đề xuất” ở các mức độ khác nhau, cổ xuý đấu tranh từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập...

Núp bóng “góp ý”

Việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên vào dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng nói riêng hay việc sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp và phản biện của nhân dân nói chung là điều hết sức bình thường, thể hiện sự dân chủ về chính trị ở một quốc gia hướng mạnh tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhưng ở một kía cạnh khác, những dịp như thế này lại là thời cơ “vàng” để các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và những kẻ bất mãn chính trị tăng cường chống phá.

Gần đây, với mục đích “tung hỏa mù”, gây rối, làm lung lạc niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch cùng phần tử phản động, cơ hội và bất mãn chính trị đã có sự điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Điều này khiến cho nhiều người dễ bị mắc lừa, dễ tin vào các số liệu, sự kiện tưởng chừng trung thực, khách quan của chúng.

Các bài viết trên mạng xã hội hoặc trên internet được phát tán, đăng tải thời gian qua cho thấy, điểm chung mà các đối tượng hướng tới là khoét sâu, bóp méo kết quả phòng, chống tham nhũng, những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý ở các cấp và hiện tượng cán bộ thoái hóa, biến chất bị pháp luật xử lý để minh chứng “hậu quả” mà chế độ “độc tài đảng trị” gây ra. Việc lợi dụng những khó khăn của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa hoặc vấn đề nhân quyền, tôn giáo, dân tộc tiếp tục được viện dẫn.

Thiết lập “hàng rào tư tưởng”, chống thông tin xấu độc
Để miễn dịch trước những thông tin xấu độc thì trước hết cần có bản lĩnh, niềm tin và đạo đức trong sáng. (Ảnh minh họa. Nguồn: baohagiang.vn)

Chúng cho rằng, việc Đảng ta độc quyền về công tác lựa chọn cán bộ là cơ hội để các “quan cách mạng” câu kết tạo ra các “sân sau”, “vườn trước”, bảo vệ lợi ích lâu dài. Chúng suy diễn Đảng đã dựa vào dân để lừa mị, hút máu đồng bào bằng các loại thuế, phí chồng chéo và thu hồi đất đai với giá rẻ; Đảng đã lợi dụng lòng yêu nước để ngăn cản tự do tư tưởng, ngăn cấm phản biện xã hội...Chúng lấy các ví dụ về sự tiến bộ của dân chủ phương Tây và thể chế chính trị tam quyền phân lập cũng như đời sống tự do ở các nước giàu có để ngầm so sánh, cho rằng, tại các quốc gia này, việc bầu cử minh bạch, khách quan, hướng vào lựa chọn những ứng cử viên có giải pháp giải quyết các vấn đề đời sống xã hội tồn đọng, là “khuôn vàng thước ngọc”. Từ đây chúng đòi phải “lập quyền dân”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xuý những người ảo tưởng về khả năng, tự ứng cử, đề cử bầu vào các cơ quan công quyền và đại biểu Quốc hội...

Ở một khía cạnh khác, trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều đối tượng tung ra các thông tin sai lệch về dự kiến nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và người giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới trong Đảng, cho rằng đang có hiện tượng đấu tranh phe nhóm để giành chức, giành quyền, giành ghế trong Đảng.

Phòng, chống “bẫy” thông tin xấu độc

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã chỉ rõ thủ đoạn của kẻ địch là: “Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Để không bị rơi vào “bẫy” thông tin của các thế lực thù địch, cơ hội, bất mãn chính trị, trong công tác lãnh đạo, một mặt các tổ chức đảng cần quán triệt và thực hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên. Trong đó cần hết sức coi trọng việc cung cấp thông tin kịp thời, trung thực, minh bạch, khách quan, từ đó để xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

Mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên cập nhật kiến thức để nâng cao bản lĩnh chính trị. Hiện nay, ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, xuất hiện tình trạng lười học tập chính trị, nghiên cứu nghị quyết, chỉ thị Đảng ở các mức độ khác nhau. Đây là biểu hiện nguy hại vì vô tình tạo ra những kẻ cơ hội trong chính nội bộ. Do mù mờ về lý luận chính trị, không nắm rõ tình hình mọi mặt, mơ màng với các sự việc cụ thể nên nguy cơ thiếu bản lĩnh và thiếu sự nhạy cảm chính trị, dễ a dua theo những nội dung tuyên truyền hết sức tinh vi của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn và cơ hội chính trị.

Các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan báo chí truyền thông cần phải cập nhật thông tin chính trị nhanh chóng và thường xuyên. Kịp thời giải thích, phê phán, đấu tranh với những thông tin sai lệch. Các cơ quan chức năng cũng cần huy động đông đảo lực lượng tham gia hoạt động truyền thông, chia sẻ các thông tin chính thống trên không gian mạng và mạng xã hội để giúp nhân dân có cái nhìn tích cực và xây dựng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cơ quan chức năng cũng cần theo dõi, xử lý những trường hợp đưa thông tin sai sự thật theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp với các đơn vị cung cấp mạng xã hội để gỡ bỏ những thông tin xấu độc.

Tiếp nhận thông tin tích cực, sống lạc quan, trách nhiệm, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cảnh giác với thông tin xấu độc chính là biện pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả. Đó cũng chính là “hàng rào tư tưởng” hữu hiệu ngăn chặn, loại bỏ sự xâm nhập của thông tin xấu.

BÀN TUẤN NĂNG

Theo https://www.qdnd.vn/tien-toi-dai-hoi-xiii-cua-dang/y-kien-tam-huyet-voi-dang/thiet-lap-hang-rao-tu-tuong-chong-thong-tin-xau-doc-618810

Đảng ta đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên để đóng góp vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII sắp tới. Dưới vỏ bọc “tâm huyết”, “trách nhiệm”, “yêu nước”, “chuyên gia”... thông qua mạng xã hội và internet cũng như các hình thức truyền thông khác, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị đã tung ra các chiêu thức, như: “Góp ý”, “khuyên nhủ”, “đề xuất” ở các mức độ khác nhau, cổ xuý đấu tranh từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập... Núp bóng “góp ý” Việc lấy ý kiến đ&oacu

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang