UBND tỉnh Khánh Hòa vừa Ban hành quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 
Quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà
Quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa Ban hành quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Với các nội dung cụ thể như sau:

* Địa điểm, số lượng nuôi:

- Thành phố Nha Trang (Vịnh Nha Trang): Đối tượng nuôi gồm tôm hùm (hùm Bông, hùm xanh, hùm đỏ), cá biển (cá bớp, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm…). Vùng nuôi cụ thể như sau: 
+ Vùng nước Bích Đầm: Phát triển nuôi lồng truyền thống, diện tích khoảng 6 ha với khoảng 25 – 30 bè nuôi.
+ Vùng nước giao giữa Bích Đầm – Đầm Bấy: Quy hoạch vùng nuôi công nghiệp (lồng Na Uy) diện tích 25 ha với khoảng 120 lồng nuôi (đường kính 20 – 30 m).
+ Vùng nước Trí Nguyên (Hòn Miễu): Phát triển nuôi lồng truyền thống, diện tích khoảng 14 ha với khoảng 100 bè nuôi.
+ Xây dựng khu nuôi thả trên đáy và thả rạn nhân tạo xung quanh Hòn Mát (150 – 200 ha).

- Thành phố Cam Ranh (Vịnh Cam Ranh): Đối tượng nuôi đối với ao đầm là tôm chân trắng; đối với nuôi biển là tôm hùm, cá biển (cá bớp, cá hồng, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm…). Cụ thể vùng nuôi:
+ Vùng nước đảo Bình Ba: Khu vực Vũng Bình Ba, phía Tây đảo Bình Ba giữ nguyên 3 vùng nuôi hiện tại với diện tích 100ha, khoảng 8.000 ô lồng (chủ yếu lồng chìm nuôi tôm hùm). Phía Tây đảo Bình Ba định hướng phát triển lồng nuôi công nghiệp (lồng Na Uy) khoảng 80 ha với 320 lồng (đường kính 20 – 30m) nuôi cá biển.
+ Vùng nước Cam Lập: Quy hoạch vùng nuôi mới phía Tây xã Cam Lập với diện tích khoảng 500 ha với 25.000 ô lồng với mục tiêu di dời, sắp xếp lại toàn bộ lồng bè đang nuôi trong Vịnh (chủ yếu lồng chìm nuôi tôm hùm).
+ Vùng nước Bình Hưng: Giữ nguyên theo dự thảo quy hoạch với khoảng 30 ha với 1000 ô lồng (chủ yếu là lồng chìm nuôi tôm hùm và lồng nổi nuôi cá biển).

- Huyện Vạn Ninh (Vịnh Vân Phong): Đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển (cá giò, cá hồng, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm)… Cụ thể vùng nuôi:
+ Vị trí 1 (thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng): diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 120 ha; nuôi bằng lồng truyền thống, mật độ bố trí lồng nuôi khoảng 2.000 lồng (tránh khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào).
+ Vị trí 2 (Lạch Cổ Cò, xã Vạn Thạnh – từ mũi Đá Sơn đến Bãi Tranh): diện tích khoảng 100 – 120 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 2.000 lồng, nuôi lồng truyền thống kết hợp nuôi công nghiệp theo kiểu Na Uy.
+ Vị trí 3 (Bãi Nặm và Bãi Sau, thôn Khải Lương): diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 100 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.500 lồng, nuôi truyền thống và 50 lồng nuôi công nghiệp.
+ Vị trí 4 (Cửa Lớn phía Mũi Cổ Cò): diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 50 – 60 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 150 lồng, nuôi công nghiệp theo kiểu lồng Na Uy.
+ Vị trí 5 (phía Nam Hòn Ông): diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 100 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.500 lồng, nuôi lồng truyền thống.
+ Vị trí 6 (Hòn Vung): diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 50 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.000 lồng, nuôi lồng truyền thống.

- Thị xã Ninh Hòa (Đầm Nha Phu): Đối tượng nuôi chính là cá chim, cá bớp, tôm hùm, hàu Thái Bình Dương. Vùng nuôi cụ thể:
+ Vị trí 1: chia làm 2 khu Phía Tây Nam các đảo Hòn Lăng, Hòn Giữa và Hòn Thị để giảm mật độ nuôi, diện tích nuôi khoảng 40 ha.
+ Vị trí 2: phía Tây Nam đảo Hòn Thị với diện tích 20 ha.

* Thời gian cho phép nuôi trồng thủy sản: Thời gian nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè của tổ chức, cá nhân tại các vùng nuôi cho đến năm 2025. Riêng vùng nuôi thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh được tồn tại đến hết năm 2022. Sau năm 2022, nếu Nhà nước thu hồi diện tích mặt nước để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì các tổ chức, cá nhân phải thu dọn vệ sinh, xử lý môi trường nuôi và hoàn trả lại hiện trạng ban đầu mà không được nhận ban đầu (có cam kết với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

* Điều kiện lồng bè:
- Vị trí đặt lồng, bè nằm trong khu vực biền có độ mặn ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các phương tiện giao thông đường thủy, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng từ các nguồn gây ô nhiễm; vận tốc dòng chảy từ 10-100cm/s. Mực nước sâu tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm), 6m (đối với nuôi lồng chìm) và 8m (đối với nuôi lồng, bè nổi).
- Thiết kế lồng, bè dễ làm vệ sinh, khử trùng, dễ di dời, lắp đặt, có khả năng đánh chìm khi có gió bão, chịu được bão cấp 12. Khoảng cách các bè cách nhau tối thiểu 50 m.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký cho đến khi Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt.

                                                                             Quốc Việt    
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa Ban hành quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Với các nội dung cụ thể như sau: * Địa điểm, số lượng nuôi: - Thành phố Nha Trang (Vịnh Nha Trang): Đối tượng nuôi gồm tôm hùm (hùm Bông, hùm xanh, hùm đỏ), cá biển (cá bớp, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm…). Vùng nuôi cụ thể như sau:  + Vùng nước Bích Đầm: Phát triển nuôi lồng truyền thống, diện tích khoảng 6 ha với khoảng 25 – 30 bè nuôi. + Vùng nước giao giữa Bích Đầm – Đầm Bấy: Quy hoạch vùng nuôi công nghiệp (lồng Na Uy) diện tích 25 ha với khoảng 120 lồng nuôi (đường kính 20 – 30 m). + Vùng nước Trí Ng

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn