Công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đặt tại Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh vừa khởi công xây dựng đã bị người dân sống xung quanh khu vực BV phản đối và yêu cầu di dời sang địa điểm khác. Vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức đối thoại với 62 hộ sống gần BV về vấn đề này.

Người dân yêu cầu dời đi nơi khác
Người dân yêu cầu dời đi nơi khác
Công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đặt tại Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh vừa khởi công xây dựng đã bị người dân sống xung quanh khu vực BV phản đối và yêu cầu di dời sang địa điểm khác. Vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức đối thoại với 62 hộ sống gần BV về vấn đề này.


Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang đang lấy rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đây cũng là khu vực xây dựng hệ thống xử lý rác thải rắn y tế nguy hại.


Người dân không đồng tình

Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Đồng (số 25-27 đường Lý Tự Trọng) cho rằng: “Đây là công trình xử lý chất thải y tế nguy hại với tổng kinh phí hơn 55 tỷ đồng nhưng lại đặt ngay bên trong BV, một nơi vô cùng chật chội, sát khu dân cư. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý rác thải y tế nguy hại đến năm 2025, các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải đảm bảo khoảng cách cách ly an toàn theo quy chuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế. Vậy nhưng, dự án này không có khoảng cách cách ly an toàn. Đơn vị liên quan khi triển khai dự án không hề công bố công khai thông tin về dự án, về đánh giá tác động môi trường cho người dân biết”.

Ông Đặng Ngọc Vinh (tổ 15, đường Quang Trung) cho biết: “Tôi hết sức chia sẻ những khó khăn của ngành Y tế đối với việc xử lý chất thải y tế hiện nay. Tuy nhiên, tôi không đồng tình việc dự án đặt tại BV. Vì BV nằm ngay trung tâm TP. Nha Trang, dân cư đông đúc, có trường học, cơ quan nhà nước, khách sạn, nhà hàng... Cho dù dự án có sử dụng công nghệ gì thì có lúc nó cũng bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh. Tôi đề nghị chủ đầu tư nên tham mưu UBND tỉnh dừng việc đặt dự án này tại đây”.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Quang Dũng (số 38 đường Đinh Tiên Hoàng) nói: “Nguyện vọng của chúng tôi là di dời dự án này ra khỏi BV. Vì chúng tôi không biết hệ thống máy móc của dự án như thế nào, chất lượng ra sao. Khi dự án đi vào vận hành, nếu xảy ra sự cố, người dân chúng tôi là những người bị ảnh hưởng trực tiếp”.



Khu vực sẽ đặt hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Sẽ tiếp thu các ý kiến và trình UBND tỉnh xem xét

Trả lời những bức xúc của người dân, ông Bùi Xuân Minh - Giám đốc Sở Y tế, chủ đầu tư dự án cho biết, Khánh Hòa đã và đang áp dụng các mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các BV theo các mô hình: xử lý tại chỗ và xử lý theo cụm BV hoặc tập trung. TP. Nha Trang đã áp dụng mô hình xử lý rác thải y tế nguy hại theo cụm sử dụng công nghệ đốt đặt tại BV Da liễu (lò đốt do Bộ Y tế hỗ trợ). Tuy nhiên, đến tháng 8-2012, lò đốt bị hỏng nặng, không hoạt động được.

Trước sự cố này, BV Đa khoa tỉnh gặp nhiều khó khăn do BV không có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị thu gom và xử lý loại chất thải này. Nằm trong kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 1655 ngày 24-6-2015 của UBND tỉnh, BV Đa khoa tỉnh áp dụng mô hình xử lý theo cụm để xử lý chất thải y tế cho các BV và cơ sở y tế tại TP. Nha Trang sử dụng nguồn vốn tại Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải BV” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa 5 hệ thống xử lý rác thải rắn y tế nguy hại sử dụng công nghệ không đốt do Pháp sản xuất (Sterilwave), trong đó BV Đa khoa tỉnh được đặt 2 máy. Ngày 30-10-2015, UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hỗ trợ xử lý chất thải BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Theo hướng dẫn của các sở, ban, ngành liên quan, ngày 24-11-2015, Sở Y tế đã thực hiện xong Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, xác nhận.

Giải thích câu hỏi vì sao dự án xử lý rác thải y tế nguy hại lại đặt tại trung tâm thành phố mà không có khoảng cách cách ly an toàn đối với khu vực xung quanh, ông Bùi Xuân Minh cho biết: Quyết định 2038 (ban hành ngày 15-11-2011) của Thủ tướng Chính phủ và Điều 13 của Thông tư liên tịch 58 ngày 31-12-2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế có quy định: Ưu tiên các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; cho phép xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm tại cơ sở y tế hoặc tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế. Về điều kiện cách ly an toàn, các quyết định, thông tư hướng dẫn trên áp dụng cho công nghệ đốt; đối với công nghệ không đốt không có yêu cầu khoảng cách cách ly an toàn.

“Thiết bị Sterilwave sử dụng công nghệ vi sóng. Đây là công nghệ tiên tiến và hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường nên quá trình vận hành hầu như không có tác động đáng kể nào tới môi trường. Công nghệ này được hơn 90 BV trên thế giới áp dụng; tại Việt Nam có 20 BV đã sử dụng. Tuy nhiên, qua ý kiến của người dân về ảnh hưởng môi trường của dự án, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Y tế sẽ tiếp thu các ý kiến trên, trình UBND tỉnh, đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh làm thế nào để vẫn tiếp nhận được dự án, triển khai thực hiện đầy đủ và đúng theo các nghị định, thông tư và Luật Bảo vệ môi trường, còn về quyết định vị trí đặt dự án ở đâu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh”, ông Minh nói.

Bà Trần Thị Kim - Chủ tịch UBND phường Lộc Thọ cho biết: “Sau khi lắng nghe các ý kiến và lấy biểu quyết tại buổi đối thoại, có 61 hộ không chấp nhận dự án đặt tại BV Đa khoa tỉnh, chỉ có 1 người đồng tình. Dựa trên nguyện vọng của người dân, địa phương đề nghị chủ đầu tư tham mưu lại cho UBND tỉnh di dời dự án qua địa điểm khác, không nằm trong khu dân cư; tổ chức để người dân đối thoại với người có trách nhiệm ký quyết định; có văn bản chính thức trả lời những bức xúc của người dân về dự án này”.

Theo baokhanhhoa.com.vn


________________________________________


Bác sĩ Nguyễn Văn Xáng - Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Sau khi lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại ở BV Da liễu bị hỏng, BV phải ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Môi trường Việt Xanh ở Bình Dương. Mỗi năm, BV phải tốn khoảng 2,5 tỷ đồng để chi cho hoạt động này. Đây là khoản tiền khá lớn so với điều kiện của BV. Trước những khó khăn trên, BV đã xin được đầu tư hệ thống xử lý rác thải rắn y tế nguy hại sử dụng công nghệ thân thiện môi trường. Hiện nay, bình quân mỗi ngày, BV thải ra khoảng 250kg rác thải rắn y tế nguy hại. Các chất thải này được BV xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế bằng cách đóng gói, lưu trữ trong phòng lạnh kín 24 giờ chờ công ty trên đến thu gom.

Theo dự án, chất thải rắn y tế nguy hại tại BV sẽ được xử lý bằng công nghệ vi sóng kết hợp với nghiền nhỏ nên không gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Đối với các chất thải giải phẫu dễ lây nhiễm, BV vẫn kết hợp với Công ty Dịch vụ Môi trường Việt Xanh chuyển về Bình Dương để xử lý.

________________________________________


Ông Mai Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo Thông tư liên tịch 58 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, với quy mô của dự án phải có Kế hoạch bảo vệ môi trường. Sau 1 tháng dự án được UBND tỉnh phê duyệt, chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu hồ sơ về Kế hoạch bảo vệ môi trường. Hồ sơ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và xác nhận. Theo quy trình, khi hệ thống đi vào hoạt động, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành lấy mẫu để giám sát theo định kỳ. Nếu phát hiện hệ thống này thực hiện không đạt yêu cầu về môi trường, sở sẽ tiến hành xử lý vi phạm và yêu cầu ngừng hoạt động.

Đây là dự án nhằm xử lý chất thải nguy hại, bảo vệ môi trường, không vì lợi nhuận. Trước khi được cấp phép xây dựng, tỉnh cũng đã xem xét những vấn đề liên quan, trong đó có các hồ sơ về môi trường.

Dự án này sử dụng công nghệ vi sóng, tương tự như công nghệ sử dụng trong lò vi sóng được nhiều gia đình sử dụng. Theo quan điểm cá nhân tôi, dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy định nhà nước hiện hành và an toàn với môi trường hơn so với công nghệ đốt. Với quy mô xử lý 500kg/ngày thì dự án đặt tại BV Đa khoa tỉnh đảm bảo về mặt môi trường. Tuy nhiên, việc đặt dự án tại vị trí nào liên quan đến nhiều yếu tố và do UBND tỉnh quyết định.

________________________________________

Công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đặt tại Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh vừa khởi công xây dựng đã bị người dân sống xung quanh khu vực BV phản đối và yêu cầu di dời sang địa điểm khác. Vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức đối thoại với 62 hộ sống gần BV về vấn đề này. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang đang lấy rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đây cũng là khu vực xây dựng hệ thống xử lý rác thải rắn y tế nguy hại. Người dân không đồng tình Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Đồng (số 25-27 đường Lý Tự Trọng) cho rằng: “Đây là công trình xử lý chất thải y tế nguy hại với tổng kinh phí hơn 55 tỷ đồng nhưng lại đặt ngay bên trong BV, một nơi vô cùng chật chội, sát khu dân cư. Theo quyết định của Thủ tướng Chính

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn