Khánh Hòa vừa được Bộ Y tế phân bổ 243.000 liều vắc xin Pfizer phòng Covid-19. Ngay khi tiếp nhận, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phân bổ cho các địa phương để triển khai tiêm cho người dân. Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc CDC tỉnh cho biết:  

Lợi ích khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3
Lợi ích khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3

Khánh Hòa vừa được Bộ Y tế phân bổ 243.000 liều vắc xin Pfizer phòng Covid-19. Ngay khi tiếp nhận, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phân bổ cho các địa phương để triển khai tiêm cho người dân. Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc CDC tỉnh cho biết:  

 

Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh


Nguồn vắc xin này được dùng để tiêm mũi 2 và mũi bổ sung, mũi nhắc lại cho người dân. Sau khi tiếp nhận, các địa phương đã và đang triển khai tiêm cho người dân.


- So với các đợt trước, đợt tiêm này người dân có cần phải chờ tin nhắn mới được tới tiêm hay có thể đến các điểm tiêm để tiêm tự do, thưa ông?


- Tùy theo tình hình thực tế, từng địa phương có hình thức mời tiêm phù hợp, vừa đáp ứng công tác phòng, chống dịch, vừa đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, như: Thông báo trên loa đài, gửi giấy mời hoặc gửi tin nhắn. Riêng với CDC Khánh Hòa, người dân muốn tiêm các mũi vắc xin phòng Covid-19 chỉ cần tới điểm tiêm số 26 Hoàng Hoa Thám - TP. Nha Trang để tiêm, không cần phải chờ tin nhắn như các đợt trước. Khi đi, người dân chỉ cần mang theo giấy chứng nhận các mũi tiêm trước đó, hoặc có thể lấy thông tin các mũi tiêm của mình từ Sổ sức khỏe điện tử hoặc phần mềm PC-Covid.


- Được biết, sau Tết Nguyên đán, lượng người đến tiêm vắc xin mũi 3 không cao, nhiều người đã đến thời hạn đi tiêm nhưng vẫn chậm trễ. Ông có khuyến cáo gì cho các trường hợp này?


- Tiêm vắc xin là gây miễn dịch chủ động do kháng thể được sinh ra. Theo thời gian sau khi tiêm vắc xin khoảng 4-6 tháng, kháng thể sinh ra từ hai liều vắc xin cơ bản bị suy giảm dần. Vì vậy, tiêm nhắc lại (tiêm mũi 3 tăng cường) nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch làm cho kháng thể trong cơ thể được tăng lên lại để chống lại tác nhân gây bệnh là vi rút SARS-CoV-2. Do đó, tiêm mũi vắc xin tăng cường là rất quan trọng.


Sau thời gian số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng cao, trong những ngày giáp Tết và Tết, số ca mắc Covid-19 đã giảm mạnh. Tuy nhiên, hơn 1 tuần trở lại đây, số ca mắc có dấu hiệu tăng trở lại. Điều này cho thấy, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, nhất là xuất hiện biến chủng mới Omicron… Để ngăn chặn dịch bệnh, cách tốt nhất hiện nay là người dân nên chủ động tiêm vắc xin, nhất là mũi tăng cường.


- Thưa ông, việc tiêm phủ mũi 3 nên sử dụng đúng loại vắc xin đã tiêm 2 mũi cơ bản hay dùng vắc xin loại khác sẽ tốt hơn?


- Theo một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được công bố tháng 12-2021 trên Lancet (tạp chí y khoa lớn nhất và lâu đời nhất ở Mỹ) cho thấy, tiêm mũi vắc xin tăng cường cùng loại hay khác loại đều có hiệu quả trong việc tăng cường phản ứng miễn dịch. Cũng giống như mũi thứ hai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ đạt mức cao nhất sau 2 tuần sau khi tiêm. Một nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) công bố gần đây cho thấy, 2 tuần sau khi tiêm liều tăng cường của Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là 93,1% ở những người đã tiêm AstraZeneca trước đó và 94% đối với Pfizer.


Tại Việt Nam, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mũi cơ bản tiêm loại vắc xin nào thì mũi 3 nên sử dụng cùng loại vắc xin là tốt nhất. Tuy nhiên, do việc cung ứng các loại vắc xin và thời gian đưa về khác nhau nên Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương có thể sử dụng: Vắc xin AstraZeneca tiêm mũi 3 cho những người đã tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca và vắc xin Vero Cell; vắc xin Pfizer và Moderna có thể dùng tiêm mũi 3 cho những người đã tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Vero Cell.


- Ông có thể cho biết, sau khi tiêm mũi 3 sẽ có những tác dụng phụ gì?


- Nhìn chung, những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều nhẹ hoặc trung bình. Một số người còn gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và khớp. Ngoài ra, có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng.


- Xin cảm ơn ông!


THẢO LY (Thực hiện)

 

Khánh Hòa vừa được Bộ Y tế phân bổ 243.000 liều vắc xin Pfizer phòng Covid-19. Ngay khi tiếp nhận, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phân bổ cho các địa phương để triển khai tiêm cho người dân. Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc CDC tỉnh cho biết:     Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nguồn vắc xin này được dùng để tiêm mũi 2 và mũi bổ sung, mũi nhắc lại cho người dân. Sau khi tiếp nhận, các địa phương đã và đang triển khai tiêm cho người dân. - So với các đợt trước, đợt tiêm này người dân có cần phải chờ tin nhắn mới được tới tiêm hay có thể đến các điểm tiêm để tiêm tự do, thưa ông? - Tùy theo tình hình thực

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn