Dư luận đang lo ngại hàng Việt sẽ bị lấn lướt và gạt bỏ khỏi hệ thống bán lẻ do người Thái đã thâu tóm những chuỗi siêu thị bán lẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải như vậy.

Doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng sản phẩm
Dư luận đang lo ngại hàng Việt sẽ bị lấn lướt và gạt bỏ khỏi hệ thống bán lẻ do người Thái đã thâu tóm những chuỗi siêu thị bán lẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải như vậy.


Siêu thị Big C đã thuộc về chủ sở hữu mới. Ảnh vietnamnet.vn.
Tập đoàn Central Group của gia đình tỷ phú Thái Lan Chirathivat đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỷ USD. Theo đó, toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam sẽ thuộc quyền sở hữu của Central Group thay vì Tập đoàn Casino (Pháp). Như vậy, đến nay, người Thái đã sở hữu trong tay 4 chuỗi siêu thị lớn bậc nhất Việt Nam (Big C, chuỗi siêu thị Familiy Mart, Metro Việt Nam hay hệ thống điện máy Nguyễn Kim), chiếm 70% thị trường bán lẻ trong siêu thị Việt Nam.
Việc thâu tóm này, khiến dư luận lo ngại nguy cơ hàng Việt bị loại ra khỏi hệ thống bán lẻ. Tuy nhiên, lo ngại đó xem ra chưa thật sự chính xác lắm, bởi ngay từ trước khi người Thái mua các siêu thị trên thì hàng hóa Thái Lan đã len lỏi vào khắp các chợ, cửa hàng cho tới siêu thị và những hội chợ chuyên về hàng Thái. Người Việt đi du lịch Thái Lan cũng thi nhau mua hàng Thái mang về dùng, chứng tỏ hàng Thái đã chiếm được lòng tin người tiêu dùng Việt và đã có sức cạnh tranh lớn từ trước khi các thương vụ mua bán hệ thống bán lẻ trên thành công.

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện sản phẩm đồ gia dụng và hàng may mặc của Thái đã có mặt tại hơn 9.000 chợ trên cả nước, trong đó, mặt hàng điện tử điện lạnh Thái Lan chiếm nhiều ưu thế. Nhiều mặt hàng Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu xuất khẩu vào Việt Nam như: Ôtô, các mặt hàng nông sản. Trong số mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ trong nước, hàng Thái Lan đứng thứ hai, chỉ sau hàng Trung Quốc.
Cũng cần nhìn nhận lại, trước khi Big C của chủ người Pháp, Metro của chủ người Đức vào tay người Thái, tại sao hàng hóa Pháp, Đức không chiếm lĩnh được các kệ hàng trong hệ thống siêu thị này? Trong kinh doanh, chủ siêu thị phải đặt lợi ích kinh tế làm trọng, hàng hóa nào được tin dùng, có lợi thế cạnh tranh sẽ chiếm ưu thế chứ không hẳn họ là người Pháp thì cứ đưa hàng hóa Pháp vào siêu thị, bất chấp thị hiếu người tiêu dùng, bất chập lợi nhuận kinh doanh.
Liên quan đến niềm tin chất lượng và sức cạnh tranh, lâu nay, chúng ta vẫn vận động: Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà với hàng Việt. Lý do chính là chất lượng hàng Việt chưa chinh phục được lòng tin người Việt. Giá cả, mẫu mã cũng chưa hấp dẫn… “Với mặt hàng mà chất lượng chưa cao, ít được người tiêu dùng ưa thích, kể cả hàng nội, người kinh doanh sẽ không ưu tiên nhập nhiều vì khó cạnh tranh với những mặt hàng khác” - một doanh nhân bán lẻ cho biết.
Từ những thực tế trên, có thể nhận thấy, hàng Thái đang có ưu thế, chiếm được lòng tin người tiêu dùng Việt, lại có lợi thế gần với Việt Nam, vì thế sẽ còn được người Thái tiếp tục đưa vào Việt Nam, kể cả đưa vào các siêu thị để cạnh tranh không chỉ với hàng Việt. Như vậy, hàng Việt có bị lấn lướt, có bị loại ra khỏi hệ thống bán lẻ hay không phụ thuộc phần lớn vào tính cạnh tranh của hàng Việt (so với hàng Thái và hàng của các nước khác), chứ không hẳn do hệ thống bán lẻ "rơi" vào tay người Thái. Thậm chí, một số chuyên gia kinh tế còn cho rằng, việc hàng Thái lấn sân chính là sức ép tốt buộc doanh nghiệp Việt phải cải cách, cạnh tranh và vươn lên.
Điều này cũng đã được ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết: Để chống lại xâm lấn của hàng Thái, cũng như hàng của các nước khác, doanh nghiệp Việt không còn cách nào khác là phải liên kết, cải cách toàn diện, sản xuất được những hàng hoá có chất lượng, nâng cao năng suất, giảm giá thành chứ không thể kêu gọi người Việt dùng hàng Việt khi sản phẩm chưa tốt, giá cả lại không hợp lý.
Bên cạnh đó, với việc tự thân vận động của doanh nghiệp Việt, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, đặc biệt là giám sát thực hiện bình đẳng giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu tại các siêu thị nước ngoài, nhằm tránh trường hợp người nước ngoài lợi dụng mình là chủ siêu thị mà o ép, đẩy hàng Việt ra khỏi siêu thị./.
Theo dangcongsan.vn
Dư luận đang lo ngại hàng Việt sẽ bị lấn lướt và gạt bỏ khỏi hệ thống bán lẻ do người Thái đã thâu tóm những chuỗi siêu thị bán lẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải như vậy. Siêu thị Big C đã thuộc về chủ sở hữu mới. Ảnh vietnamnet.vn. Tập đoàn Central Group của gia đình tỷ phú Thái Lan Chirathivat đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỷ USD. Theo đó, toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam sẽ thuộc quyền sở hữu của Central Group thay vì Tập đoàn Casino (Pháp). Như vậy, đến nay, người Thái đã sở hữu trong tay 4 chuỗi siêu thị lớn bậc nhất Việt Nam (Big C, chuỗi siêu thị Familiy Mart, Metro Việt Nam hay hệ thống điện máy Nguyễn Kim), chiếm 70% thị trường bán lẻ trong siêu thị Việt Nam. Việc th&acirc

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn