Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc ba vòng hiệp thương, ngày 26/4/2016, Văn phòng Quốc hội đã họp báo công bố danh sách 870 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đại biểu do Trung ương chiếm tỷ lệ 38,97%; 204 người dân tộc thiểu số, chiếm 23,34%; 268 người dưới 40 tuổi, chiếm 30,80%; 97 người ngoài Đảng chiếm 11,155; 11 người tự ứng cử.

Cảnh giác trước những thông tin xấu, xuyên tạc về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
Cảnh giác trước những thông tin xấu, xuyên tạc về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc ba vòng hiệp thương, ngày 26/4/2016, Văn phòng Quốc hội đã họp báo công bố danh sách 870 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đại biểu do Trung ương chiếm tỷ lệ 38,97%; 204 người dân tộc thiểu số, chiếm 23,34%; 268 người dưới 40 tuổi, chiếm 30,80%; 97 người ngoài Đảng chiếm 11,155; 11 người tự ứng cử.


Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị ngày càng có những hoạt động chống phá quyết liệt. Chúng ra sức tuyên truyền sai sự thật về một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước đã trở thành niềm tự hào trong lịch sử dân tộc của nhân dân ta - 70 năm Quốc hội Việt Nam. Họ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc như phát tán tài liệu, bài viết trên các trang mạng xã hội để vận động, tẩy chay, lôi kéo nhân dân không tham gia cuộc bầu cử, tụ tập đông người gây rối biểu tình, làm mất ổn định chính trị, xã hội…

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, sẽ được tổ chức vào chủ nhật (ngày 22/5/2016). Đây là một ngày hội lớn của toàn dân - ngày cử tri cả nước thực hiện nghĩa vụ và quyền cao cả là bầu cử, để lựa chọn ra các đại biểu có đủ phẩm chất, năng lực tham gia đảm nhiệm có hiệu quả công việc của đất nước, của cấp trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, gần đây, trên internet xuất hiện nhiều trang mạng núp bóng “truyền thông xã hội”, đưa tin, giật tít rầm rộ, như “giúp phổ biến kiến thức cho người tự ứng cử và cử tri”, “thúc đẩy quá trình dân chủ hóa”, “cung cấp các thông tin hữu ích về ứng cử, bầu cử dành cho các ứng viên tự do và cử tri”... Thực tế nội dung của các bài viết trên là những thông tin mang tính chủ quan cá nhân, thông tin không đúng sự thật... Như một phản ứng dây chuyền, có kịch bản từ trước, một số trang mạng và báo, đài hải ngoại của tổ chức phản động ở nước ngoài (Đối thoại, Đàn chim Việt, RFI, RFA..., đã từng đăng tải các tin bài xuyên tạc về Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam), tăng cường đăng tải những bài viết có nội dung sai trái, xuyên tạc về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Một số người tự cho là “cấp tiến”, “yêu nước”, đã hô hào vận động tranh cử trên mạng, có nhóm lập facebook “Vận động ứng cử đại biểu Quốc hội 2016” nhưng hoạt động như một tờ báo điện tử, ngang nhiên cử người xưng là “phóng viên” đi phỏng vấn, viết bài “đánh bóng”, lăng xê một số người tự ứng cử thuộc nhóm “xã hội dân sự”. Các cá nhân này đã vi phạm các quy định của pháp luật: điều 20, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin điện tử trên internet; điều 65, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Về hình thức vận động bầu cử, có hai hình thức: Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử và thông qua phương tiện thông tin đại chúng (được quy định tại điều 67 của Luật này).

Một số trang mạng và đài, báo nước ngoài đưa ra các luận điệu xuyên tạc: “Cuộc bầu cử này là không chính danh, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”. Họ bày tỏ rõ ý định phá hoại cuộc bầu cử, “Hãy tranh cử để ít nhất là làm cho Đảng phải mệt hơn, tốn tiền đối phó”(!). Trên trang của cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” họ phát động “thảo luận đầu xuân” về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đưa ra tuyên bố yêu cầu “xóa cơ chế Đảng cử, dân bầu”... Thực tế chứng minh, chính những người đưa ra các luận điệu trên đã quên mất rằng, mỗi quốc gia có một thể chế chính trị khác nhau và ở Việt Nam, việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc bầu cử đã được hiến định rõ ràng trong điểm 1, điều 4, Hiến pháp năm 2013 “Đảng Cộng sàn Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Thông qua việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở một số các khóa gần đây cho thấy, tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII (năm 2007) có 30 người tự ứng cử, Quốc hội khóa XIII (năm 2011) có 82 người tự ứng cử. Số người tự ứng cử được lọt vào vòng chính thức để kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (18%) cao hơn kỳ Quốc hội khóa XII (12%). Đáng chú ý là, có người 2 lần liền tự ứng cử đại biểu Quốc hội đều trúng. Tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV này, cả nước đã có 154 người tự ứng cử, tăng nhiều hơn so với các nhiệm kỳ trước. Điều đó đã bác bỏ một số ý kiến quy chụp cho rằng, bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam chỉ là sân chơi “độc diễn” của Đảng, không có cửa cho các ứng cử viên tự đo (!).

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội và đài, báo nước ngoài xuất hiện nhiều thông tin về việc những người tự ứng cử bị “gây khó dễ”, “phân biệt đối xử”; thậm chí có người còn cho rằng “đang có một chiến dịch “tẩy chay”, “đấu tố” những người tự ứng cử”... Vậy, sự thực là gì? Một số cá nhân tự ứng cử đại biểu Quốc hội khỏa XIV kỳ này mà họ muốn tham gia, có người là thành viên Đảng Dân chủ Việt Tân, đã tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; và đã tụ tập đông người trái pháp luật (vi phạm Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ)... Ngoài ra, còn có người tự ứng cử có nhiều phát ngôn, bài viết trên mạng xã hội có nội dung thiếu văn hóa, phản cảm, cổ vũ các đối tượng nhân danh và lợi dụng bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ môi trường… tụ tập đông người gây rối nơi công cộng. Việc làm của họ được chính quyền nơi cư trú ghi nhận xét vào lý lịch, được nhân dân nơi cư trú đóng góp, phê bình và không tín nhiệm, không thể coi là bị phân biệt đối xử, bị đấu tố.

Cần phải khẳng định rằng, tiến trình bầu cử Quốc hội ở nước ta tuân thủ một quy trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn bầu cử của Bộ Chính trị (khóa XI), Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các ban ngành, đoàn thể Trung ương… đến nay, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc ba vòng hiệp thương, ngày 26/4/2016, Văn phòng Quốc hội đã họp báo công bố danh sách 870 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đại biểu do Trung ương chiếm tỷ lệ 38,97%; 204 người dân tộc thiểu số, chiếm 23,34%; 268 người dưới 40 tuổi, chiếm 30,80%; 97 người ngoài Đảng chiếm 11,155; 11 người tự ứng cử.

Niềm vui của toàn Đảng, toàn dân ta trên khắp mọi miền Tổ quốc, không khí náo nức đợi chờ ngày hội lớn đã thể hiện, lan tỏa trong mỗi người dân Việt Nam. Thành công của cuộc bầu cử sẽ tạo cơ sở vững chắc để nhân dân ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời, đó cũng là bằng chứng thuyết phục nhất để bác bỏ các luận điểm sai trái, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rằng, trong thời gian trước ngày bầu cử và sau bầu cử, các thể lực thù địch sẽ vẫn tiếp tục xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử với nhiều hình thức, thủ đoạn… với tinh thần cảnh giác và kiên quyết của mỗi người dân Việt Nam thì những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch sẽ bị vạch trần và không thể thực hiện được mưu đồ xấu xa của chúng. Thực tế cho chúng ta thấy, với lịch sử 70 năm phát triển và không ngừng hoàn thiện, Quốc hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng với kỳ vọng của nhân ta. 13 lần bầu cử Quốc hội diễn ra trong lịch sử dân tộc đã luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do dân chủ của mỗi cử tri, các quy trình theo đúng quy định của luật pháp, do vậy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tất yếu thành công tốt đẹp, là một bước tiến để đi đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Theo tuyengiao.vn
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc ba vòng hiệp thương, ngày 26/4/2016, Văn phòng Quốc hội đã họp báo công bố danh sách 870 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đại biểu do Trung ương chiếm tỷ lệ 38,97%; 204 người dân tộc thiểu số, chiếm 23,34%; 268 người dưới 40 tuổi, chiếm 30,80%; 97 người ngoài Đảng chiếm 11,155; 11 người tự ứng cử. Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị ngày càng có những hoạt động chống phá quyết liệt. Chúng ra sức tuyên truyền sai sự thật về một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước đã

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn