Cơ quan chức năng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải lên phương án bảo đảm đủ phương tiện để phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, không được tăng giá vé, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Bảo đảm phương tiện vận chuyển khách dịp Tết
Bảo đảm phương tiện vận chuyển khách dịp Tết
Cơ quan chức năng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải lên phương án bảo đảm đủ phương tiện để phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, không được tăng giá vé, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
 
Phương tiện bảo đảm đủ và an toàn
 
Theo kế hoạch, thời gian phục vụ Tết Dương lịch năm 2022 là 1 ngày (1-1-2022); đối với Tết Nguyên đán Nhâm Dần sẽ có 20 ngày cao điểm phục vụ người dân (từ ngày 22-1 đến 10-2-2022).

 

Các phương tiện vận tải tuyến cố định sẽ được bố trí đủ để phục vụ người dân đi lại (ảnh chụp Bến xe Vạn Ninh).
Các phương tiện vận tải tuyến cố định sẽ được bố trí đủ để phục vụ người dân đi lại (ảnh chụp Bến xe Vạn Ninh).
 
Ông Cao Tấn Lợi - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, trong đợt cao điểm Tết năm nay, sở thành lập ban chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, điều hành, phối hợp với các lực lượng vận tải, quản lý bến tàu, bến xe… để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động vận tải. Sở cũng chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ phương tiện phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân, nhất là tuyến Nha Trang đi các tỉnh phía bắc trước Tết và tuyến Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh sau Tết, bảo đảm giải tỏa hành khách kịp thời và hạn chế ùn tắc giao thông.
 
Sở cũng sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra điều kiện an toàn vận tải, bảo đảm cho người dân đi lại được thuận tiện, an toàn, không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển. Căn cứ vào tình hình thực tế và dự báo nhu cầu đi lại, sở sẽ lập kế hoạch huy động phương tiện, kể cả huy động xe vận chuyển khách hợp đồng tăng cường khi cần thiết. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các bến xe, bến tàu, các đơn vị vận tải…; quản lý hoạt động của phương tiện (về tốc độ, hành trình hoạt động, thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe) để xử lý vi phạm theo quy định.
 
Sở yêu cầu các phương tiện khi đưa vào phục vụ vận chuyển hành khách phải được kiểm định bảo đảm tuyệt đối an toàn, chất lượng tốt, sạch sẽ, đủ ghế ngồi và được đánh số theo thứ tự, trên xe phải có bình chữa cháy, búa thoát hiểm theo quy định. 
 
Không được tùy tiện tăng giá cước
 
Theo ông Nguyễn Xuân Thu - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT, các đơn vị vận tải phải xây dựng kế hoạch vận chuyển cụ thể trên từng chuyến được phân công để sẵn sàng giải tỏa khách khi cần, không được chuyển kế hoạch tại bến để đưa phương tiện vận chuyển khách theo hợp đồng. Trường hợp nhu cầu của hành khách tăng đột biến vượt khả năng, đơn vị vận tải phải báo về sở để bố trí xe doanh nghiệp khác tham gia giải tỏa khách. Lái xe không được làm việc quá 10 giờ/ngày và không được lái liên tục 4 giờ; chặng đường trên 300km, đơn vị vận tải phải bố trí ít nhất 2 lái xe, lái xe cũng phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có sức chứa từ 30 chỗ trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm 2 tầng.
 
Bên cạnh đó, đơn vị vận tải khách có nhu cầu bổ sung xe tăng cường trên tuyến đang khai thác để phục vụ dịp Tết cần lập danh sách thông báo cho bến xe tổng hợp báo cáo sở cấp phù hiệu; có trách nhiệm nộp lại phù hiệu sau thời gian phục vụ Tết. Các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm việc kê khai niêm yết giá vé, không được tùy tiện tăng giá cước trong thời gian Tết; thực hiện bình ổn giá theo đúng tinh thần chỉ đạo của các bộ, ngành và UBND tỉnh, không lợi dụng tăng giá quá mức cho phép và chèn ép khách khi tham gia vận chuyển. Giá cước và phụ thu (nếu có) được công khai niêm yết tại các bến xe, quầy bán xe, trên phương tiện. Trong dịp Tết Dương lịch, do thời gian nghỉ lễ ngắn ngày nhu cầu đi lại không tăng đột biến và xe không chạy chiều rỗng nên các đơn vị vận tải không được phép tăng giá vé.
 
Sở GTVT yêu cầu thanh tra giao thông sở phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng bảo đảm giao thông thông suốt, tăng cường xử lý các vi phạm về: Lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép, lập bến trái phép; bán vé, thu tiền hoặc xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch; xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc”; xe chạy tuyến cố định không đúng tuyến, lịch trình, hành trình; bán vé không đúng giá niêm yết…
 
MẠNH HÙNG
 
Cơ quan chức năng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải lên phương án bảo đảm đủ phương tiện để phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, không được tăng giá vé, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.   Phương tiện bảo đảm đủ và an toàn   Theo kế hoạch, thời gian phục vụ Tết Dương lịch năm 2022 là 1 ngày (1-1-2022); đối với Tết Nguyên đán Nhâm Dần sẽ có 20 ngày cao điểm phục vụ người dân (từ ngày 22-1 đến 10-2-2022).   Các phương tiện vận tải tuyến cố định sẽ được bố trí đủ để phục vụ người dân đi lại (ảnh chụp Bến xe Vạn Ninh).   Ông Cao Tấn Lợi - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, trong đợt cao điểm Tết năm nay, sở thành lập ban chỉ đạo

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn