Đến thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cơ bản hoàn thành. Với tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt, cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử-ngày hội, ngày sinh hoạt chính trị rộng lớn, sâu sắc trong nhân dân.

Cả nước đã sẵn sàng cho ngày hội, ngày sinh hoạt chính trị rộng lớn
Cả nước đã sẵn sàng cho ngày hội, ngày sinh hoạt chính trị rộng lớn

Đến thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cơ bản hoàn thành. Với tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt, cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử-ngày hội, ngày sinh hoạt chính trị rộng lớn, sâu sắc trong nhân dân.

 

 Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử (HĐBC) Quốc gia.

 

Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết tiến độ và công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND tính đến thời điểm này?

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Chúng ta biết rằng theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND để tiến tới bầu cử là quá trình rất dài. Nhìn lại quá trình vừa qua một cách tổng quát tất cả những nội dung công việc thực hiện theo Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND và kế hoạch bầu cử do HĐBC Quốc gia thông qua cơ bản hoàn thành đúng tiến độ. Có thể nói 9 công việc lớn sau đây đã được triển khai:

Thứ nhất là hình thành HĐBC Quốc gia, các tiểu ban của HĐBC Quốc gia nhằm hướng dẫn triển khai công tác bầu cử trong toàn quốc, cũng như giải đáp những thắc mắc của địa phương. Đây là hoạt động hình thành sớm nhất.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân. 

Thứ hai là bảo đảm kinh phí cho công tác bầu cử, chúng ta đã quyết định cấp kinh phí từ Trung ương cho các địa phương phục vụ công tác bầu cử.

Nội dung thứ ba rất có ý nghĩa là tiến hành 3 vòng hiệp thương để xác định cơ cấu ĐBQH cần bầu, sau đó xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử viên mà đáp ứng tiêu chuẩn ĐBQH để công bố danh sách này trên cơ sở đó, các địa phương sẽ tổ chức cho tiếp xúc cử tri.

Nội dung thứ tư là xác định các đơn vị bầu cử ở các địa phương, số lượng ĐBQH, đại biểu HĐND bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, hình thành các ban các tổ bầu cử ở các địa phương và niêm yết danh sách các ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND.

Hoạt động thứ năm là tổ chức cho các ứng cử viên tiếp xúc với cử tri ở tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước với tinh thần các ứng cử viên gặp đại diện cử tri của tất cả các phường, xã trong cả nước, trong khu vực bầu cử của mình.

Hoạt động thứ sáu là tổ chức giám sát của HĐBC Quốc gia và 3 đợt giám sát của MTTQ Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố để đánh giá tiến độ triển khai thực hiện công tác bầu cử trong các giai đoạn.

Hoạt động thứ bảy là triển khai công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu của cuộc bầu cử lần này và trách nhiệm của công dân đối với việc tham gia công tác bầu cử.

Hoạt động thứ tám là chính quyền địa phương và các đoàn thể phối hợp bảo đảm trật tự trị an cả trước, trong và sau ngày bầu cử.

Hoạt động thứ chín là tiếp nhận những kiến nghị khiếu nại, tố cáo của nhân dân liên quan đến các ứng cử viên và quá trình vận động liên quan đến bầu cử.

Như vậy, 9 công việc lớn chúng ta đã triển khai xong trong thời gian qua. Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày bầu cử các địa phương đang rà soát lại việc chuẩn bị và khẳng định lực lượng của các tổ bầu cử, ban bầu cử đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 22-5.

PV: Thưa đồng chí! Sau 3 vòng hiệp thương bầu cử, những vấn đề nổi lên đã được HĐBC Quốc gia quan tâm xử lý như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Vòng hiệp thương thứ 3 mục đích là chúng ta thống nhất được danh sách ứng cử viên ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp và công bố danh sách này. Sau khi công bố, bước tiếp theo là phải chuẩn bị cho các ứng cử viên tiếp xúc cử tri. Việc này hết sức quan trọng nó quyết định chất lượng của bầu cử. Vừa qua, HĐBC Quốc gia, MTTQ Việt Nam đã hướng dẫn cơ sở triển khai công việc này, đến nay cơ bản đã kết thúc; các ứng cử viên đã hoàn thành việc tiếp xúc cử tri tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thứ hai, chúng ta kiểm tra lại việc niêm yết danh sách các cử tri, vì các cử tri có thể chọn nơi bầu khác nhau và cử tri như khách du lịch hay kiều bào về nước nếu họ đến vào ngày bầu cử họ phải nắm thông tin để chọn nơi tham gia bầu cử.

Hoạt động thứ ba do điều kiện công tác của các chiến sĩ nơi hải đảo, một số cơ quan đặc biệt phải bầu cử sớm. Trong thời gian vừa qua, sau hiệp thương lần thứ 3, theo đề nghị của địa phương, HĐBC Quốc gia quyết định chấp thuận bầu cử sớm.

Phần việc nữa là phải tăng cường công tác truyền thông để bảo đảm nhân dân tham gia cao nhất cho cuộc bầu cử lần này.

PV: MTTQ Việt Nam đã phát huy vai trò như thế nào trong tổ chức các hội nghị gặp gỡ tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Theo luật định, việc chỉ đạo hoạt động bầu cử là HĐBC Quốc gia; ở các địa phương là các ủy ban bầu cử (UBBC). Trong hoạt động của các ủy ban này thì MTTQ được giao 2 nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức 3 lần hiệp thương và chủ trì tổ chức các cuộc tiếp xúc của ứng cử viên với cử tri. MTTQ các cấp thấy rõ trách nhiệm của mình cho nên rất nỗ lực. Cùng với chỉ đạo của HĐBC Quốc gia và UBBC các tỉnh, thành phố, trong vòng 2 tuần, MTTQ 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho các ứng cử viên tiếp xúc cử tri với tinh thần bảo đảm công khai, dân chủ và bình đẳng giữa các ứng cử viên, thảo luận kỹ với HĐBC Quốc gia và UBBC địa phương để có đại diện của tất cả các phường, xã được tiếp xúc với ứng cử viên. Yêu cầu tiếp xúc đầy đủ, rộng rãi với cử tri của các ứng cử viên là hết sức quan trọng. Thứ hai là công bằng, mỗi ứng cử viên được quyền trình bày chương trình hành động của mình với thời gian như nhau và được quyền phát biểu ý kiến khi người dân hỏi. Bên cạnh đó, trình bày chương trình hành động của mình trên đài truyền hình, đài phát thanh các địa phương bảo đảm thời gian dung lượng như nhau.

Trong tiếp xúc cử tri, cử tri có kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm ĐBQH và Quốc hội khóa tới thì phải tập hợp đầy đủ những ý kiến này để phản ánh cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi đã có Quốc hội mới để tiếp tục xử lý những kiến nghị của cử tri. Thực tiễn qua theo dõi, giám sát hoạt động này được tiến hành tốt, tuy nhiên việc điều hành các buổi tiếp xúc vẫn còn những sự khác nhau ở một số nơi. Chúng tôi rút ra kinh nghiệm để kiến nghị sắp tới khi hướng dẫn bầu cử sẽ hướng dẫn chi tiết hơn nữa để việc điều hành thống nhất trong cả nước bảo đảm dân chủ, khoa học.

PV: Thưa đồng chí! Việc giám sát quá trình bầu cử như kiểm phiếu cần phải như thế nào để bảo đảm khách quan, trung thực?

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định công đoạn kiểm phiếu cũng có thể được giám sát, ngoài việc giám sát chính bản thân các tổ chức liên quan đến bầu cử như MTTQ, các tổ chức thành viên thì cá nhân người ứng cử, thân nhân của họ, cơ quan giới thiệu người ứng cử và phóng viên báo chí cũng có thể giám sát việc kiểm phiếu. Chúng ta biết kiểm phiếu là quá trình rất nhạy cảm làm sao kiểm phải đúng; người khác không được làm ảnh hưởng đến kiểm phiếu. Cho nên nội dung này MTTQ kiến nghị với HĐBC Quốc gia có hướng dẫn chi tiết. Nói một cách khái quát việc giám sát là bảo đảm đúng người muốn giám sát có thẩm quyền. Nếu anh là ứng cử viên thì anh có tên ở đấy người ta biết, nhưng người đó thay mặt ứng cử viên thì phải có ủy quyền, như vậy phải có văn bản ứng cử viên ủy quyền cho mình giám sát, hoặc cơ quan giới thiệu ứng cử viên thì cũng cần giám sát và cũng cần có giấy ủy quyền, còn phóng viên giám sát phải có giấy xác nhận mình là phóng viên người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì được tham gia giám sát.

Việc giám sát không làm ảnh hưởng đến quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu, nếu phát hiện có sai phạm thì lập biên bản tại chỗ. Đây là nội dung mới chắc chắn sẽ góp phần bảo đảm dân chủ khách quan theo đúng pháp luật của lần bầu cử này.

PV: Một trong những việc cử tri quan tâm nhất là làm sao giám sát được lời hứa của các ứng cử viên sau khi trúng cử. MTTQ sẽ làm gì để cùng cử tri giám sát việc thực hiện lời hứa của các ứng viên?

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Trong quá trình tiếp xúc và vận động bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND, theo quy định của luật thì các ứng cử viên phải thể hiện trách nhiệm của mình khi được bầu là ĐBQH, đại biểu HĐND. Trong các cuộc tiếp xúc đó, họ cũng trình bày chương trình hành động của mình, có nhiều nội dung là lời hứa. Đã hứa với dân là dân nhớ. Chương trình hành động của các ứng cử viên không những được phát biểu ở từng quận, huyện, xã, phường mà còn được truyền hình, phát thanh nên tất cả các cử tri đều biết ứng cử viên đó nói như thế nào. Những lời hứa phản ánh quyết tâm cụ thể của các ứng cử viên ở thời điểm họ ra ứng cử, thông thường không nhiều. MTTQ cũng như người dân trong quá trình tổ chức việc tiếp xúc đều ghi nhận các lời hứa đó, quan trọng hơn là sau khi được bầu, mỗi lần tiếp xúc sau đó, các đại biểu phải có liên hệ lại, báo cáo người dân xem họ đã làm thế nào, đặc biệt, với điều kiện mới phát sinh thì phải nhận nhiệm vụ mới chứ không phải chỉ làm theo lời hứa lúc đó. Lần này, MTTQ và Thường vụ Quốc hội cũng xác định yêu cầu trong thời gian sau bầu cử phải hình thành hoạt động giám sát lời hứa hệ thống hơn, tốt hơn thời gian qua. Chúng ta hy vọng bầu được người xứng đáng nhất đại diện cho mình. Theo quy định, với những người được bầu nếu sau này không đủ tiêu chuẩn, chất lượng thì cử tri có quyền bãi nhiệm. Tuy nhiên, đến nay pháp luật chưa quy định việc này, nhiệm kỳ tới MTTQ có kiến nghị Thường vụ Quốc hội quy định rõ để người dân có thể thực hiện quyền này không? Trong nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội đã bãi nhiệm một số ĐBQH không đáp ứng tiêu chuẩn sau khi được bầu. Ở quy mô toàn quốc đã có quy trình. Ở địa phương cần xem lại nhu cầu thực hiện việc này thế nào, nếu cần thì MTTQ sẽ xem xét kiến nghị có quy định hướng dẫn việc này. Người được nhân dân phát hiện không đủ tiêu chuẩn là ĐBQH hoặc đại biểu HĐND thì phải đưa ra khỏi Quốc hội và HĐND ngay.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

TRỊNH DŨNG (thực hiện)

Theo qdnd.vn
Đến thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cơ bản hoàn thành. Với tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt, cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử-ngày hội, ngày sinh hoạt chính trị rộng lớn, sâu sắc trong nhân dân.    Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử (HĐBC) Quốc gia.   Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết tiến độ và công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND tính đến thời điểm này? Đồng chí Nguyễn Thiện

Tin khác cùng chủ đề

Kiến nghị cho phép bầu cử sớm và thực hiện cầu truyền hình trực tiếp tại Trường Sa
Phấn khởi, tin tưởng trước ngày hội lớn của đất nước
Cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thành công tốt đẹp
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ giám sát, kiểm tra công tác bầu cử tại TP. Nha Trang
Bầu cử ở Trường Sa

Gửi bình luận của bạn