Năm 2023, lực lượng văn nghệ sĩ trong tỉnh Khánh Hòa đã để lại những dấu ấn riêng trong hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Bằng những cách riêng, mỗi nghệ sĩ đã nỗ lực đưa tới công chúng những “đứa con tinh thần” của mình để góp phần làm đẹp cho đời.

Dấu ấn sáng tạo văn học nghệ thuật
Dấu ấn sáng tạo văn học nghệ thuật

Năm 2023, lực lượng văn nghệ sĩ trong tỉnh Khánh Hòa đã để lại những dấu ấn riêng trong hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Bằng những cách riêng, mỗi nghệ sĩ đã nỗ lực đưa tới công chúng những “đứa con tinh thần” của mình để góp phần làm đẹp cho đời.

Sau nhiều ấp ủ, đến năm nay, nhà viết kịch Nguyễn Sỹ Chức đã hoàn thành tập kịch bản “Chói rạng sơn hà”. Đây là cuốn sách tập hợp 6 kịch bản tuồng và dân ca kịch bài chòi đã đạt được những giải thưởng cao của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, tại các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tập sách này không chỉ thể hiện tâm huyết của tác giả mà còn là tư liệu quý của ngành nghệ thuật sân khấu Việt Nam. “Sau 10 năm, tôi lại hoàn thành được một tập sách in những tác phẩm kịch bản sân khấu chứa đựng nhiều cảm xúc của bản thân. Những kịch bản này đều đã được các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp dàn dựng thành những vở diễn riêng để phục vụ khán giả trong thời gian qua và nhận được những phản hồi tích cực. Vậy nên, mong muốn của tôi khi xuất bản tập sách này là có thể lưu giữ được các văn bản kịch do mình sáng tác ở trạng thái nguyên bản nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ sau này trong việc dàn dựng hay phục dựng các vở diễn”, ông chia sẻ.

Các nghệ sĩ của Khánh Hòa tham quan một không gian triển lãm mỹ thuật được diễn ra tại TP. Nha Trang.
Các nghệ sĩ của Khánh Hòa tham quan không gian triển lãm mỹ thuật diễn ra tại TP. Nha Trang.

Với chuyên ngành Âm nhạc, trong năm, đã có hàng trăm ca khúc được sáng tác, công bố với nhiều dạng thức khác nhau để đưa tới công chúng. Nổi bật như các tác phẩm: Tâm tình người cảnh vệ lăng của nhạc sĩ Huỳnh Liên; Nghĩ về Bác của nhạc sĩ Lê Văn Hà; Nhớ anh mùa đông của nhạc sĩ Trần Xuân Lâm…

Ở chuyên ngành Văn nghệ dân gian, nhiều hội viên tuổi đời đã ngoài 70 nhưng vẫn miệt mài, trách nhiệm với vốn văn hóa dân gian của xứ Trầm Hương. Năm nay, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Ngô Văn Ban xuất bản cuốn sách “Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về chợ, việc đi chợ và nghề buôn bán của người Việt xưa” và tập sách “Thương nhớ hương vị quê hương"; nhà sưu tầm văn nghệ dân gian Võ Triều Dương xuất bản cuốn biên khảo, nghiên cứu “Phục hoàn nguyên tác thể văn tế cổ truyền hiện dùng sai lệch trong tế tang dân gian”; tác giả Nguyễn Văn Thích có tác phẩm “Vùng cực Đông đất liền Tổ quốc - Những góc nhìn văn hóa dân gian”.

Trong năm 2023, số lượng tác phẩm thuộc chuyên ngành Văn học được công bố, xuất bản ít hơn so với năm trước nhưng chất lượng các tập sách được công chúng và giới chuyên môn đánh giá cao. Hầu hết các thể loại thơ, truyện ngắn, bút ký, tùy bút, nghiên cứu văn học… đều có sách được xuất bản, cho thấy sự đa dạng trong hoạt động sáng tác của các hội viên. Trong đó, tập tản văn, tùy bút Những mạch sống nâu trầm của nhà thơ Lê Khánh Mai; tập thơ Hình như chỉ còn trong cổ tích của nhà thơ Trần Vạn Giã; tùy bút Những mảnh ghép đa chiều của tác giả Chế Diễm Trâm; tập thơ Độc thoại với thiên nhiên của nhà thơ Tô Hằng Thanh… nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả.

Với 2 chuyên ngành Nhiếp ảnh và Mỹ thuật, các nghệ sĩ tiếp tục ghi dấu ấn với rất nhiều tác phẩm được giới thiệu tới đông đảo công chúng thông qua các kênh truyền thống, mạng xã hội. Trong năm, có 10 nghệ sĩ nhiếp ảnh của tỉnh có tác phẩm được chọn tham dự Liên hoan Ảnh nghệ thuật Nam Trung bộ - Tây Nguyên lần thứ 28 tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi; nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh như: Hồ Trung Lâm, Hà Bình, Trịnh Xuân Đào, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Văn Đông… có tác phẩm đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi trong nước và quốc tế. Lực lượng họa sĩ, nhà điêu khắc đã tham gia tích cực các cuộc thi sáng tác tranh, logo, các cuộc triển lãm trong và ngoài tỉnh. Tại triển lãm mỹ thuật khu vực V - Nam miền Trung và Tây Nguyên do Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tổ chức, có 22 tác giả với 23 tác phẩm của tỉnh tham dự. Họa sĩ Bùi Trung Chính chia sẻ: “Năm nay, tôi may mắn đạt giải khuyến khích với tác phẩm Mùa cá tại triển lãm mỹ thuật khu vực V và có 1 tác phẩm được chọn trưng bày tại triển lãm điêu khắc toàn quốc. Những kết quả đó đã tạo thêm động lực để tôi tiếp tục theo đuổi niềm đam mê sáng tác, gửi tới công chúng nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ”.  

Theo họa sĩ Trần Hà - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, trong năm, hội đã triển khai các hoạt động phù hợp chuyên môn để hỗ trợ văn nghệ sĩ sáng tác và công bố tác phẩm. Hội viên của hội đã tham gia nhiều chuyến đi thâm nhập thực tế, trại sáng tác. Các tác giả cũng nhận được sự hỗ trợ để đưa tác phẩm tới công chúng một cách nhanh nhất. Một điểm tích cực khác là các văn nghệ sĩ đã có sự hỗ trợ nhau trong sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, ngày càng có thêm những tác phẩm đạt chất lượng cao. 

GIANG ĐÌNH

 

 

Năm 2023, lực lượng văn nghệ sĩ trong tỉnh Khánh Hòa đã để lại những dấu ấn riêng trong hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Bằng những cách riêng, mỗi nghệ sĩ đã nỗ lực đưa tới công chúng những “đứa con tinh thần” của mình để góp phần làm đẹp cho đời. Sau nhiều ấp ủ, đến năm nay, nhà viết kịch Nguyễn Sỹ Chức đã hoàn thành tập kịch bản “Chói rạng sơn hà”. Đây là cuốn sách tập hợp 6 kịch bản tuồng và dân ca kịch bài chòi đã đạt được những giải thưởng cao của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, tại các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tập sách này không chỉ thể hiện tâm huyết của tác giả mà còn l

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn