Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có các chính sách phù hợp để vừa bảo đảm yêu cầu của quy hoạch, vừa tránh gây ảnh hưởng đời sống, quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong khu vực quy hoạch.

Quy hoạch cần bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu phát triển và lợi ích người dân
Quy hoạch cần bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu phát triển và lợi ích người dân

Thảo luận tại hội trường sáng 30/5, đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình với báo cáo của Đoàn Giám sát của Quốc hội và đánh giá cao việc lựa chọn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Tăng tính liên kết và đồng bộ, khắc phục tình trạng quy hoạch treo

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ, trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập liên quan công tác rà soát quy hoạch, tính liên kết và đồng bộ giữa các quy hoạch chưa được thể hiện rõ, đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất.

Việc bảo đảm kinh phí cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều khó khăn, chưa có hướng dẫn cụ thể về các nội dung chi cũng như thẩm quyền thực hiện thu, chi kinh phí thẩm định.

Quy hoạch cần bảo đảm hài hoà giữa yêu cầu phát triển và lợi ích người dân -0
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại phiên thảo luận, sáng 30/5. (Ảnh: NGUYÊN LINH) 

Để hoàn thiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch, đại biểu Nguyễn Thị Lệ kiến nghị, các cơ quan Trung ương có hướng dẫn cụ thể để bảo đảm sự phù hợp giữa các quy hoạch, quy hoạch tỉnh và quy hoạch đô thị. Trong đó, quy hoạch đô thị cần căn cứ trên hiện trạng và yêu cầu phát triển của thành phố, trong khi quy hoạch sử dụng đất khi lập cần dựa trên cơ sở quy hoạch đô thị để bảo đảm sự đồng bộ.

Nhằm bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, tăng tính khả thi của các đồ án quy hoạch đô thị và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu vực quy hoạch, đại biểu Nguyễn Thị Lệ kiến nghị, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp về nhà, đất đối với người dân trong khu quy hoạch chưa được thực hiện, hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đời sống, quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong khu vực quy hoạch.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đánh giá, sau 3 năm triển khai Luật Quy hoạch, qua giám sát, đánh giá, những nội dung được quy định trong Luật Quy hoạch chưa thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, chưa tạo điều kiện cho thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Qua thực tế giám sát, đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể những tác động tiêu cực đối với những tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực đến nay, trong đó có vấn đề quy hoạch treo và dự án treo.

Theo đại biểu, trong thực tiễn xã hội, vấn đề này đã và đang gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt đối với người dân nằm trong vùng quy hoạch treo, dự án treo. Do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần ban hành các quy định cụ thể về thời gian thực hiện các quy hoạch treo, dự án treo; đồng thời có chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy hoạch đã đề ra.

Giải pháp nào cho tình trạng thời gian lập quy hoạch kéo dài?

Trước thực trạng tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm so yêu cầu của Quốc hội và thực tiễn, dẫn đến phải tiếp tục kéo dài thời hạn và điều chỉnh Quy hoạch hiện hành thời kỳ 2011-2020, nhiều đại biểu cho rằng Nghị quyết giám sát sắp tới cần đưa vào các giải pháp khắc phục thời gian lập quy hoạch kéo dài.

Quy hoạch cần bảo đảm hài hoà giữa yêu cầu phát triển và lợi ích người dân -0

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng phát biểu tại phiên thảo luận, sáng 30/5. (Ảnh: KHOA NGUYÊN)

Phát biểu tại thảo luận, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo đại biểu, có thể thấy việc hướng dẫn mẫu hóa các nội dung như đề cương nhiệm vụ có những nội dung chưa rõ nên các cơ quan thực hiện mất thời gian nghiên cứu. Thời gian tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch cũng mất nhiều thời gian. Thời gian tham gia ý kiến nhiệm vụ lập quy hoạch và thời gian thẩm định, phê duyệt tương đối dài. Việc triển khai lập quy hoạch từ khâu lập nhiệm vụ, lập dự toán kinh phí mất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng. Vì vậy, đại biểu đề nghị trong Nghị quyết giám sát cần có giải pháp khắc phục tình trạng “mất thời gian” vì các lý do nêu trên.

Đồng tình với nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả về việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch, đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) đề nghị Quốc hội quy định cụ thể hơn về thời gian hoàn thành đối với một số nhiệm vụ giao cho Chính phủ để các bộ, ngành, địa phương kịp thời triển khai ngay trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, như hướng dẫn quy trình lập quy hoạch bằng phương pháp thích hợp để lập quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, hướng dẫn trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch hướng dẫn quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt tại Điều 45 của Luật Quy hoạch, quy định về việc kèm bản đồ khi quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch tại Điều 37 của Luật Quy hoạch.

Theo đại biểu, đến nay, một số lượng các quy hoạch lớn vẫn chưa được phê duyệt, trong đó có 5/6 quy hoạch vùng, 35/39 quy hoạch ngành quốc gia, 62/63 quy hoạch tỉnh. Để bảo đảm khả năng hoàn thành công tác lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo Nghị quyết 119 của Chính phủ là đến ngày 31/12/2022 hoàn thành, tránh tình trạng quá tải và ảnh hưởng chất lượng thẩm định quy hoạch, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị Chính phủ xây dựng kế hoạch cụ thể về thẩm định, phê duyệt đối với từng quy hoạch để các bộ, ngành, địa phương chủ động và chịu trách nhiệm thực hiện đúng kế hoạch đề ra trong năm 2022.

Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV
Thảo luận tại hội trường sáng 30/5, đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình với báo cáo của Đoàn Giám sát của Quốc hội và đánh giá cao việc lựa chọn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Tăng tính liên kết và đồng bộ, khắc phục tình trạng quy hoạch treo Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ, trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập liên quan công tác rà soát quy hoạch, tính liên kết và đồng bộ giữa các quy hoạch chưa được thể hiện rõ, đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạ

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn